BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH

  • 01/04/2022
  • KON TUM TIÊU HỦY 1.700 CON GIA CẦM DO MẮC CÚM H5N1

    Sáng 1/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, vừa hoàn tất việc tiêu hủy 1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum. Ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

    Ổ dịch được phát hiện từ ngày 28/3, tại khu trang trại chăn nuôi của gia đình bà Phạm Thị Thủy, tổ 1, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum.

    Nhận được tin báo, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum đã tiến hành lấy mẫu gửi Chi cục Thú y vùng V để xét nghiệm. Kết quả, các mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A H5N1. Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh sau gần 2 năm.

    Đàn gia cầm của hộ chăn nuôi Phạm Thị Thủy bị chết do cúm H5N1.

    Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, chiều tối 31/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum và Ủy ban nhân dân phường Ngô Mây đã tiến hành giám sát và hỗ trợ hộ chăn nuôi Phạm Thị Thủy thực hiện việc tiêu hủy đàn gia cầm bị bệnh theo quy định.

    Theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, hiện nay thời tiết tại Kon Tum đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển, bà con chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng, tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại về kinh tế.

    BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH CÚM GIA CẦM LÂY LAN TRÊN DIỆN RỘNG

     

    Người chăn nuôi gia cầm phải "thực hiện một loạt các biện pháp phòng ngừa an toàn sinh học" để đối phó dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng.

    Để phòng bệnh cho vật nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các việc sau:

    1. Theo dõi thông tin thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng

    Hàng ngày, chú ý theo dõi các thông tin về thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động các biện pháp kỹ thuật về nâng cấp, che chắn chuồng trại. Xây dựng các phương án chuẩn bị thức ăn, nước uống cho vật nuôi và các biện pháp chăm sóc vật nuôi khi cần thiết.

    Cần nghe vào sáng sớm, trưa, tối để chủ động thực hiện các biện pháp trong ngày và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

    2. Chuẩn bị chuồng trại

    Chuồng trại phải đáp ứng những yêu cầu sau:

    – Chuồng nuôi phải xây dựng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông đối với chuồng nuôi hở. Tường và nền chuồng nên phẳng, làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, sát trùng.

    – Khu vực chăn nuôi phải tách riêng với các khu vực khác như kho thức ăn, kho đựng dụng cụ, vật tư chăn nuôi…

    – Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi, cũng như có cổng ra vào, hố sát trùng trước chuồng nuôi.

    Khu vực chăn nuôi cần được tách riêng với các khu vực khác

    Trong điều kiện thời tiết như hiện nay:

    – Chuồng trại phải luôn được khô ráo, sạch sẽ. Kiểm tra chuồng trại để khắc phục, sửa chữa ngay những hỏng hóc. Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng nuôi để điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.

    – Với những vùng sâu, vùng xa không nên chăn thả gia súc trên bãi chăn mà nên nuôi nhốt hoàn toàn, chuẩn bị đầy đủ điều kiện chuồng trại tại (gia cố, che chắn kín), tích trữ thức ăn và nắm vững kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

    3. Chế độ dinh dưỡng

    Chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Thức ăn phải hợp vệ sinh.

    – Chuẩn bị đầy đủ thức ăn dễ tiêu hóa, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi.

    – Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

    – Những vật nuôi còn nhỏ nên sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

    – Đối với trâu bò ngoài việc cung cấp thức ăn thô xanh, bổ sung cân đối thức ăn phù hợp. Sử dụng phương pháp ủ chua thân cây ngô, cây cỏ voi, rơm rạ để làm thức ăn dự trữ.

    – Cung cấp nước uống sạch cho vật nuôi. Nếu thời tiết rét, nồm ẩm cần cung cấp nước ấm cho vật nuôi, bổ sung các chất điện giải, vitamin vào nước uống để nâng cao sức đề kháng.

    4. Vệ sinh chăn nuôi

    Trong mùa xuân hè độ ẩm không khí cao, nền chuồng ẩm ướt, vi sinh vật phát triển mạnh nên đặc biệt phải chú ý hơn vấn đề vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

    – Trước khi nuôi:

    + Vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi: khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh, quét vôi, để trống chuồng (2 – 4 tuần), sau đó mới đưa vật nuôi vào nuôi.

    + Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi: máng ăn, máng uống, … rửa sạch, phun thuốc sát trùng và phơi nắng cho khô.

    Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, để trống chuồng trước đợt nuôi mới

    – Trong quá trình chăn nuôi:

    + Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống.

    + Vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh: Chuồng nuôi luôn đảm bảo sạch sẽ, khô ráo; Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi; Thu gom phân, rác để xử lý đúng kỹ thuật.

    – Sau khi xuất chuồng vật nuôi:

    Vệ sinh sạch sẽ khu vực trong và ngoài chuồng nuôi: nền chuồng, các dụng cụ chăn nuôi (làm sạch, nếu hỏng thì sửa hoặc thay thế), các khu vực xung quanh chuồng nuôi (khu bến đỗ xe, khu để thức ăn, khu nhà nghỉ cho công nhân,…). Sau khi làm sạch phải để trống chuồng để chuẩn bị cho đợt nuôi mới.

    Thu gom chất thải sau khi kết thúc đợt nuôi.

     5. Công tác thú y

    Cần có kế hoạch cụ thể đối với công tác thú y cho vật nuôi.

    – Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho vật nuôi:

    + Kiểm tra vào đầu giờ sáng hàng ngày, quan sát dáng đi, đứng, tiếng kêu, mắt, mũi, trạng thái phân.

    + Kiểm tra tình trạng ăn uống của vật nuôi.

    + Cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết.

    Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho vật nuôi

    – Đảm bảo kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: mật độ; ánh sáng trong, ngoài chuồng nuôi; chế độ cho ăn, uống…

    – Với đàn vật nuôi mới nhập về cần có kế hoạch nuôi cách ly, theo dõi sức khỏe vật nuôi trước khi nhập đàn.

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo kế hoạch.

    – Chuẩn bị phương án xử lý đàn vật nuôi khi có dịch bệnh xảy ra:

    + Cách ly ngay vật nuôi ốm, chết ra khỏi đàn, không được buôn bán, vận chuyển hoặc phát tán vật nuôi bị bệnh.

    + Thường xuyên phun thuốc sát trùng khu vực mổ khám, đốt hoặc chôn xác vật nuôi (chôn sâu, rắc vôi bột).

    + Thức ăn thừa của vật nuôi bị bệnh phải thu gom, xử lý, không được sử dụng lại cho vật nuôi khác.

    Trong quá trình thực hiện công việc, người chăn nuôi đặc biệt chú ý mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng, đeo kính bảo hộ, đội mũ, đi găng tay, sau khi thực hiện công việc xong phải tắm rửa và sát trùng tay, chân, quần áo và các vật dụng có liên quan cẩn thận.

    Cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch tránh lây lan sang người.

    Nguồn tin: TỔNG HỢP

    Tin tức liên quan

    Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Và Những Điều Cần Biết?

    Nhận Biết Thịt Sạch, Thịt An Toàn Trên Thị Trường

    Trại Gà Thịt – Cần Giuộc, Long An

    Bài viết liên quan

    • 9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
      9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN

      9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN

    • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
      PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

      Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

    • HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
      HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

      “Hội nghị hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn” sẽ diễn ra vào ngày 11/07/2023 sắp tới tại Thủ đô Hà Nội.

    • CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC
      CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC

      Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/2/2023 diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm có nhiều chuyển biến tương đối tốt.

    • TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
      TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

      Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.

    • SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
      SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?

      Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.

    • BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI
      BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI

      Các sở ban ngành đã và đang đẩy mạnh thanh tra, xử phạt các đơn vị sản xuất và phân phối thuốc thú y không rõ nguồn gốc, không đúng thành phần và hàm lượng

    • PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
      PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT

      Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle

    • CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT
      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT

      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT. Khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    • TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
      TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.

      Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.

    • NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN
      NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN

      Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, cùng một điều kiện nuôi thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí chung từ 50 – 70% và có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản

    • 3 CÁCH GIÚP NHÀ CHĂN NUÔI GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN
      3 CÁCH GIÚP NHÀ CHĂN NUÔI GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN

      Tính đến cuối tháng 5/2021, tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng 7 lần liên tiếp chỉ trong vòng 6 tháng.