VIỆT NAM QUYẾT LIỆT HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH

  • 16/07/2024
  • Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

    Trong danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có mặt Việt Nam. Tỉ lệ kháng kháng sinh với các loại kháng sinh thuộc nhóm carbapenem đã tăng tới 50%, chủ yếu từ vi khuẩn Gram âm; hơn 60% là tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 ở nước ta.

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo:

     “Việc sử dụng sai hoặc lạm dụng thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến kháng thuốc. Tìm được một kháng sinh đã khó, việc giữ và bảo vệ còn khó hơn. Nếu hôm nay chúng ta không hành động thì ngày mai người bệnh sẽ rất khó khăn để có thuốc chữa

    Theo chia sẻ của TS. Cao Hưng Thái - Phó Cục Trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), một trong ba nguyên nhân chính của tình trạng kháng kháng sinh là vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.

    Việc lạm dụng các kháng sinh thế hệ mới cũng làm trầm trọng hơn vấn đề này. Một số trường hợp chỉ cần dùng kháng sinh thế hệ 1,2 đã có hiệu quả thì kháng sinh thế hệ 3,4 lại được sử dụng. Điều trị như vậy vật nuôi có thể nhanh khỏi bệnh, nhưng nguy cơ kháng thuốc rất cao. Hiện tốc độ kháng kháng sinh đã cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ tìm ra kháng sinh mới.

    Cùng hành động ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh

    “Cái bắt tay” của 4 tổ chức quốc tế lớn đã đưa ra “Kế hoạch hành động chung về một sức khỏe (‎2022-2026)” nhằm bảo vệ sức khỏe của con người, động vật và môi trường để đạt được kết quả tốt nhất cho công tác phòng, chống kháng kháng sinh. 4 tổ chức đó gồm:

    Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO)

    - Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP)

    - Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

    - Tổ chức Thú y thế giới (WOAH)

    Nhà nước Việt Nam cũng thể hiện tinh thần quyết liệt hành động ngăn chặn tình trạng này:

    - Bộ NN & PTNT đã không cho phép sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi từ 1/1/2018

    - Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY về Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của BNN & PTNT là giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua quản lý sử dụng kháng sinh và kiểm soát kháng kháng sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

    - Bộ NN & PTNT cũng đã ban hành các Thông tư quy định về hướng dẫn kê đơn thuốc thú y (Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT và số 13/2022/TT-BNNPTNT)

    Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1121/QĐ vào ngày 25/9/2023 về “Chiến lược Quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045”

    - Theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi kể từ 1/1/2026

    Ở nước ta hiểu được tầm quan trọng của vấn đề kháng kháng sinh nên nhà nước đã tỏ thái độ nghiêm túc ngăn chăn vấn đề này thông qua các quyết định, nghị quyết; giám sát chỉ đạo và thưc hiện sát sao. Hy vọng với những nỗ lực đó, tình trạng kháng kháng sinh ở nước ta sớm bị kìm hãm. 

                                                                                                                                                             R.E.P Biotech

    Bài viết liên quan:

    Báo động kháng sinh kém chất lượng trong chăn nuôi

    Nguồn:

    https://vneconomy.vn/tu-1-1-2026-se-cam-hoan-toan-dung-khang-sinh-de-phong-benh-trong-chan-nuoi.htm

    https://vneconomy.vn/ba-giai-phap-kiem-soat-khang-khang-sinh-o-nuoc-ta.htm

    ----------------------------------

    CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P

    - 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -

    🏤 10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai

    📧 info@repbiotech.com

    ☎ 0327 615 454

     

    Bài viết liên quan

    • TOÀN CẢNH BỆNH DO VIRUS TEMBUSU Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

      Theo thống kê của Bệnh viện Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ mẫu xét nghiệm dương  tính  với  virus  Tembusu  (xác  định  bằng  RT-PCR)  trong năm  2018  lên  tới  38%  trên  các  ca  được  chẩn  đoán lâm sàng. Virus Tembusu gây hội chứng lật ngửa giảm đẻ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam vào năm 2019.

    • TẠI SAO PHÂN TÍCH XƠ ĐẠM LẠI QUAN TRỌNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI?

      Trong tình hình dịch bệnh hoành hành và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt làm chi phí chăn nuôi bị đẩy lên cao; chất lượng thức ăn chăn nuôi đặc biệt được quan tâm. Nguồn nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo là điều kiện cần để sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều chỉ tiêu chất lượng nghiêm ngặt được đưa ra để đánh giá, trong đó có chỉ tiêu phân tích xơ đạm.

    • KIỂM NGHIỆM VI SINH TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

      Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi giúp phát hiện sớm các rủi ro gây bệnh cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm