KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM
Bệnh Marek là gì?
Bệnh marek là bệnh teo chân gà hay ung thư ở gà, do nhóm virus Herpes gây ra ở gà trên hai tháng tuổi.
Virus gây bệnh Marek (MDV) có 3 serotype:
Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.
Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.
Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Đặc trưng của bệnh là tăng sinh tế bào Lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân dưới hình thức khối u ở thần kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng, mống mắt và da. Gây liệt, các ngón chân chụm lại, gà ốm xù lông.
Phương thức truyền lây:
Virus nhân lên rất nhiều ở tế bào biểu mô của lớp hóa sừng lỗ chân lông, khi các tế bào này phát tán trong không khí là nguồn lây lan bệnh.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà con có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cao nhất do tồn dư bụi và lông của gà lứa trước hoặc không khí, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh.
Tại sao bệnh Marek nguy hiểm trên gà?
Bệnh Marek là bệnh truyền nhiễm do virus, lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiêu hóa, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp trên toàn cầu với thiệt hại ước tính hơn 1 tỷ đô mỗi năm (Morrow & Fehler, 2004). Tỷ lệ mắc bệnh thể cấp tính từ 10,0-30,0% và tỷ lệ chết do bệnh Marek gây ra từ 10,0 - 15,0% với thời gian bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc nhiều tháng (OIE, 2018).
Ngoài tỷ lệ chết cao, bệnh Marek làm giảm chuyển hóa thức ăn, khối lượng và sản lượng trứng (Payne & Venugopal, 2000). Gà đẻ sau khi mắc bệnh sẽ mất khả năng sản xuất trứng, gà thịt mắc bệnh sẽ có tỷ lệ chết cao hoặc giảm phát triển. Không chỉ vậy, virus còn gây ức chế miễn dịch ở gà và làm tăng tính nhạy cảm đối với bệnh nên gà dễ bị nhiễm các mầm bệnh khác (Gimeno & Schat, 2018; Rozins et al., 2019).
MDV là một loại virus có vỏ bọc, dễ dàng bị tiêu diệt bằng thuốc sát trùng thông tường. Tuy nhiên trong vảy da bong tróc, lông gà bệnh, rác hay chất độn chuồng, virus có thể tồn tại 4-8 tháng ở nhiệt độ phòng, trên 10 năm ở 4 ºC.
Tính chất nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở chỗ, mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể gà sẽ tồn tại trong suốt vòng đời con vật, là nguồn lây bệnh tiềm tàng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số biến chủng mới của virus Marek đã cho thấy khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn so với các chủng trước đó: triệu chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến những đàn gà đã được tiêm phòng.
Kiểm soát bệnh Marek
Hiện tại vắc-xin là biện pháp bảo vệ đàn gà khỏi bệnh nguy hiểm này hữu hiệu nhất. Vắc-xin Marek có tính bảo hộ chéo tốt. Một khi kháng nguyên từ vắc-xin được đưa vào cơ thể gà sẽ tồn tại lâu dài và bảo vệ con vật trong suốt vòng đời. Bởi vì vai trò quan trọng của vắc-xin trong công tác phòng ngừa bệnh Marek, nhà chăn nuôi cần đánh giá hiệu quả vắc-xin trên đàn gà của mình.
Hiện R.E.P Labs đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm Realtime PCR định danh chủng virus Marek tồn tại trong trang trại là thực địa hay đến từ vắc-xin.
Bên cạnh chủng ngừa vắc-xin hiệu quả, công tác an toàn sinh học và vệ sinh chuồng trại định kỳ cũng rất quan trọng. Tùy thuộc vào áp lực dịch bệnh của trang trại để lên kế hoạch phù hợp.
Hậu quả nghiêm trọng của bệnh Marek trong chăn nuôi gà là điều có thể nhìn thấy. Kiểm soát tốt bệnh Marek là yếu tố sống còn của các trang trại gà nuôi dài ngày, gà giống. Vì vắc-xin là lá chắn then chốt trong công tác phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này, vậy nên đánh giá hiệu quả vắc-xin định kỳ là điều cần thiết.
Tài liệu tham khảo:
Morrow, C., & Fehler, F. (2004). Marek’s Disease: A Worldwide Problem. In F. Davison & V.Nair (Eds). Marek’s disease an evolving problem (pp. 49–61), Elsevier Academic Press. https://doi.org/10.1016/B978-012088379- 0/50009-8
OIE, (2018). Marek’s disease. Terrestrial Manual. https://www.oie.int/fileadmin/Home/eng/Health_ standards/tahm/3.03.13_MAREK_DIS.pdf
Payne, L.N., & Venugopal K., (2000). Neoplastic diseases: Marek’s disease, avian leukosis and reticuloendotheliosis, Renue. Sci.Tech, 19, 544- 564. https://doi.org/10.20506/rst.19.2.1226
Gimeno, I.M., & Schat K.A. (2018). Virus-induced immunosuppression in chickens. Avian. Dis., 62, 272–285. https://doi.org/10.1637/11841-041318- Review.1
R.E.P Biotech
----------------------------------
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
𝑩𝒂̉𝒐 𝒎𝒂̣̂𝒕 - 𝑪𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒙𝒂́𝒄 - 𝑲𝒊̣𝒑 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 - 𝑲𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒒𝒖𝒂𝒏
KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
info@repbiotech.com
0327 615 454
Bài viết liên quan
-
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.
-
VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.
-
ĐÁNH GIÁ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.
-
KỸ THUẬT ELISA TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Kỹ thuật ELISA thuộc ngành Chẩn đoán phân tử, thuộc nhóm kỹ thuật phản ứng huyết thanh học. ELISA được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi thú y nhờ tính nhạy và đơn giản. Đồng thời, kỹ thuật này cho phép xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml) và có thể xử lý số lượng mẫu lớn.
-
TEMBUSU - GIẢI PHÁP XÉT NGHIỆM TỪ R.E.P LABS GIÚP GIẢM THIỆT HẠI CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
Bệnh do Tembusu virus đã được xác định ở nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh của Việt Nam. Bệnh gây ra hội chứng lật ngửa, giảm đẻ trên đàn thủy cầm. Bệnh có thể là nguyên nhân gây tỷ lệ chết lên đến 70-80% tổng đàn, gây ra thiệt hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
-
XU HƯỚNG CHĂN NUÔI CÓ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH
Để hạn chế dịch bệnh lây lan thì tầm soát dịch bệnh là việc làm rất cần thiết đối với các chủ trang trại. Nhằm giúp Khách hàng an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, cùng với việc hỗ trợ Khách hàng xét nghiệm mẫu nước, cám hoặc mẫu bệnh phẩm để tầm soát dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh, hạn chế lây lan giảm tỷ lệ chết trên đàn vật nuôi, giúp Khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình chăn nuôi.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC