PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  • 28/04/2022
  • Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

    Mộc Châu Milk đặt ra mục tiêu chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Mộc Châu Milk đặt ra mục tiêu chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

    Ảnh: Phạm Hiếu.

    Mô hình trang trại “không chất thải”

    Một trong những ưu tiên hàng đầu Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đặt ra là công nghệ xử lý chất thải bò sữa phải thân thiện, an toàn, mang lại môi trường trong lành, bền vững. Chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

    Để đạt được mục tiêu đó, từ năm 2016 đến nay, 100% các trại chăn nuôi cung cấp sữa cho Mộc Châu Milk tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu đã ứng dụng công nghệ sinh học Enviro MCM.W kết hợp vi sinh vật hữu hiệu và enzyme xử lý môi trường để xử lý nước thải và phân thải từ hoạt động chăn nuôi bò sữa, đồng thời tái sử dụng nước thải và phân thải chăn nuôi vào sản xuất nông nghiệp.

    Sở hữu chuồng 70 con bò sữa, sau khi ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải, chị Trần Thu Hương (Tiểu khu 19/5) cho biết, hiện chuồng trại nuôi bò của chị đã không còn mùi hôi, không còn ruồi muỗi như trước.

    “Sau khi phun thuốc khử mùi trong chuồng, tôi ủ men vi sinh và đổ vào bể chứa để xử lý. Lợi ích lớn nhất khi xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học là môi trường sống, môi trường chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh, chuồng trại sạch sẽ, bớt mùi hôi, bớt vi khuẩn. Qua đó sức khỏe của người chăn nuôi được đảm bảo hơn”, chị Hương chia sẻ.

    Hay như gia đình ông Trần Ngọc Lâm tại Tiểu khu 26/7, trước kia khi không xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, chuồng trại nhà ông Lâm thường có mùi hôi, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi.

    Đến nay, chuồng trại được xử lý bằng vi sinh đã bớt mùi đi rất nhiều, người chăn nuôi đều phấn khởi do môi trường chăn nuôi được cải thiện. Quy trình xử lý này rất đơn giản, dễ thực hiện, không phức tạp. Chỉ cần lọc chất thải qua các bể chứa, sau đó cho vi sinh vào bể chứa cuối rồi dẫn ra đồng.

    Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Sau khi đi khảo sát thực tế tại các chuồng trại của người dân, bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định, công tác xử lý chất thải của người chăn nuôi cơ bản được thực hiện đúng quy trình, qua đó mang lại hiệu quả cao.

    “Đánh giá cảm quan, trực quan về quy trình công nghệ đang áp dụng, có thể thấy hiệu quả rõ rệt nhất là giảm thiểu mùi hôi phát thải từ chuồng bò và khu vực tập trung chất thải. Toàn bộ chất thải hữu cơ từ trại bò chuyển đổi thành phân bón hữu cơ dạng nước và dạng rắn phục vụ trồng cây thức ăn cho bò. Năng suất cây thức ăn cho bò tăng từ 20 - 30% so với trước khi ứng dụng quy trình công nghệ xử lý chất thải. Đặc biệt, quy trình ứng dụng đơn giản dễ hiểu và dễ làm, qua đó bảo vệ môi trường không khí quanh gia trại và trong vùng chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi”, bà Bùi Thị Hồng Hà phân tích.

    Người chăn nuôi tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu đánh giá, sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi hay ngô sinh khối (thức ăn chăn nuôi chính của bò sữa Mộc Châu) phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Đặc biệt, sức ăn của bò sữa tăng cao, do thức ăn nhiều chất dinh dưỡng nên chất lượng sữa theo đó cũng được cải thiện.

    Nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng chế phẩm. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng chế phẩm. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Hướng đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

    Theo bà Bùi Thị Hồng Hà, hiện nay khái niệm phát triển bền vững là một khái niệm còn tương đối trừu tượng. Tại nhiều nơi, đối với nhiều nông dân dù đang hoạt động tại lĩnh vực chăn nuôi hay trồng trọt đều không nhận thức được khái niệm đó.

    Thế nhưng, nông dân tại Mộc Châu thì khác. Từ năm 2016, bà con đã thấy được giá trị phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Qua đó, người chăn nuôi đã tận dụng gần như 100% chất thải rắn và nước thải để bón, tưới cho cây trồng.

    Nhấn mạnh yếu tố quan trọng mang tính then chốt trong việc phát triển chăn nuôi bền vững là khâu tuần hoàn chất thải để mang lại giá trị dinh dưỡng cho cây trồng, bà Hà cho biết thêm, nông dân Mộc Châu đã thay đổi ý thức.

    Theo đó, bà con đã tự nhận thức được việc ứng dụng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học sẽ biến phân và nước thải thành những phế phẩm có giá trị kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng cho thức ăn chăn nuôi, chất lượng sữa bò, đồng thời mang giá trị sức khỏe cho người chăn nuôi.

    Theo đánh giá của chuyên gia tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng công nghệ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cây trồng.

    Chất thải rắn bò sữa (phân bò dạng rắn, thức ăn thừa, cặn từ quá trình xử lý phân lỏng) sẽ được thu gom hàng ngày và xử lý bằng chế phẩm vi sinh tại hố ủ. Đánh giá cảm quan, phân ủ sau khi phơi để giảm ẩm có màu nâu đến đen, không còn mùi hôi.

    Sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

    Sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn.

    Ảnh: Phạm Hiếu.

    Phân bò sữa sau ủ có chất lượng tốt, không phát hiện vi sinh vật chỉ thị (E.coli) và vi sinh gây hại (Salmonella). Ngoài ra một số chỉ tiêu dinh dưỡng NPK trong phân ủ là tương đối cao so với tiêu chuẩn phân hữu cơ nói chung trên thị trường, phù hợp với quy chuẩn phân bón hiện hành và phù hợp dùng làm phân bón cho cây trồng.

    Bên cạnh đó, phân bò ủ có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ tốt nâng cao năng suất cây trồng hoặc như một nguồn nguyên liệu để sản xuất phân phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

    Chia sẻ về hướng hỗ trợ người chăn nuôi Mộc Châu phát triển trong thời gian tới, bà Bùi Thị Hồng Hà cho biết, bên cạnh việc đồng hành cùng người dân trong khâu xử lý chất thải, nhóm chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến công tác thú y phòng bệnh.

    Nhóm chuyên gia cũng sẽ xây dựng những đề xuất với lãnh đạo Mộc Châu Milk để phát triển những mô hình chăn nuôi bò hữu cơ theo quy mô nhỏ, quy mô điểm để chuyển giao công nghệ cho những hộ dân muốn học hỏi.

    Theo: nongnghiep.vn

    Bài viết liên quan

    • VIỆT NAM VINH DỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y VỀ HEO TOÀN CẦU
      VIỆT NAM VINH DỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y VỀ HEO TOÀN CẦU

      Sau rất nhiều nỗ lực của ngành Chăn nuôi Thú y và Trường ĐH Nông Lâm HCM, IPVS đã trao quyền đăng cai Hội nghị Chăn nuôi Thú y về heo toàn cầu lần thứ 28 cho Việt Nam. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM – một trong những trường đào tạo Chăn nuôi Thú y hàng đầu nước ta, là đơn vị chủ trì chính cho Hội nghị lần này.

    • NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
      NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

      Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

    • THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.

    • KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO
      KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO

      AntiSTRESS là hỗn hợp cân bằng các chất điện giải, Vitamin nhằm cung cấp cho thú nuôi trong các trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thời tiết thay đổi, ….Chống stress do các nguyên nhân chuyển chuồng, vận chuyển, tiêm phòng, thay đổi thức ăn và thời tiết thay đổi 

    • HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là sự kiện luôn được mong đợi từ các các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội, các doanh nghiệp, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Năm 2023 Hội nghị với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” sẽ là điểm đến đa giá trị đối với nền chăn nuôi trong thời kỳ hiện đại.

    • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
      PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

      Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

    • BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
      BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

      Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
      NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG

      Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.

    • NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT
      NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT

      NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT

    • TIỀM NĂNG TO LỚN VÀ HẠN CHẾ TỪ NUÔI CHIM CÚT ĐẺ TRỨNG
      TIỀM NĂNG TO LỚN VÀ HẠN CHẾ TỪ NUÔI CHIM CÚT ĐẺ TRỨNG

      Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của thị trường tiêu thụ trứng chim cút, nghề nuôi chim cút đẻ trứng được bà con chăn nuôi quan tâm phát triển và nhiều tấm gương chăn nuôi đã gặt hái thành công từ nghề này. Nuôi cút đẻ trứng được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

    • PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
      PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI

      Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra