TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

  • 28/11/2023
  • Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.

    Vậy nguyên nhân do đâu khiến người chăn nuôi phải khiêm dè trước việc nuôi vịt hậu bị và vịt đẻ đến vậy?

    Tỷ lệ đẻ và dịch bệnh chính là hai trong nhiều nguyên nhân chủ yếu được được quan tâm trong mô hình chăn nuôi này. Có một mối liên kết chặt chẽ giữa hai nguyên nhân này mà vô hình trung đôi lúc người nuôi chưa nhìn thấu khiến việc chăn nuôi rơi vào lao đao và khó tìm được hướng giải quyết phù hợp.

    Một câu hỏi được người chăn nuôi đặt ra là “Tại sao tỷ lệ đẻ của vịt chỉ đạt 25% đến 50% mặc dù vịt hậu bị phát triển tốt và thực hiện đầy đủ các loại vaccine?”

    Thứ nhất, có thể nói đến khả năng nhiễm bệnh do vi khuẩn Salmonella trên đàn vịt con trước đó. Mặc dù đã được điều trị phục hồi nhưng việc nhiễm khuẩn Salmonella sẽ làm giảm số lượng nang trứng và tăng các nang trứng dị hình khiến tỷ lệ đẻ của đàn này giảm mạnh. Cần phải tầm soát Samonela trên đàn vịt thịt và nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn Salmonella thì không nên phát triển đàn này lên hậu bị để không bị dẫn đến tình trạng giảm tỷ lệ đẻ về sau.

    Một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ chính là Virus Tembusu. Trong quá trình nuôi vịt con có một tỷ lệ thường giao động từ 1-5% xuất hiện co giật, lật ngữa nhưng đa phần người chăn nuôi loại thải hẳn những con này và có thể nghi ngờ nó bị Salmonella, viêm gan, rụt mỏ. Nếu người chăn nuôi nhìn không nhận ra đây là biểu hiện của “Hội chứng lật ngữa giảm đẻ trên vịt” thì sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng nếu đưa đàn vịt con này chuyển sang hậu bị và đẻ trứng. Vì khi vịt con đã nhiễm tembusu những tế bào mầm trứng sẽ bị tiêu biến, dị hình, giảm số lượng nang trứng dẫn đến khả năng sinh sản sau này của Vịt rất kém thậm chí có thể không có khả năng đẻ trứng như đúng mong muốn thậm chí còn làm người chăn nuôi thua lỗ và mất niềm tin vào mô hình chăn nuôi vịt đẻ.

    Hình ảnh về di chứng bệnh Tembusu thoái hóa buồng trứng

    Hình ảnh về di chứng bệnh Tembusu thoái hóa buồng trứng

    Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi vịt đẻ người chăn nuôi nên tầm soát dịch bệnh đặc biệt là tầm soát tembusu trên vịt hậu bị giúp tối ưu giải pháp để người chăn nuôi kiểm soát chất lượng đàn vịt đẻ. Từ kết quả tầm soát người chăn nuôi có thể chủ động lựa chọn được đàn vịt đẻ sạch bệnh chất lượng giúp nâng cao tỷ lệ đẻ mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi.

    Tầm soát với bệnh Tembusu sớm sẽ giúp cho người chăn nuôi vịt hậu bị và vịt đẻ giảm được rủi ro thiệt hại kinh tế.

    PGS.TS.Nguyễn Xuân Hoà – Trưởng Bộ môn Thú y Trường ĐH Nông Lâm Huế

    Bài viết liên quan

    • XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG
      XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG

      Sau khi trời mưa, bà con cần tiến hành tháo nước mưa thừa ra khỏi bề mặt ao, đồng thời kiểm tra chất lượng nước ao nuôi. Nếu thấy hàm lượng pH giảm, hãy bón vôi để lấy lại cân bằng. Bên cạnh đó, bà con nên trộn thêm Vitamin C, muối và kali vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu.

    • CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT
      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT

      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT. Khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    • ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?
      ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?

      Ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều. Một trong những giải pháp ưu việt được sử dụng rộng rãi đó chính là “Kháng sinh đồ”. Phương pháp này có thể đánh giá được loại kháng sinh hiệu quả và liều lượng tối ưu nhất để sử dụng cho vật nuôi. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng để sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn hơn.

    • THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
      Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục

      Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục

    • BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
      BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

      Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?

    • 3 CÁCH GIÚP NHÀ CHĂN NUÔI GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN
      3 CÁCH GIÚP NHÀ CHĂN NUÔI GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN

      Tính đến cuối tháng 5/2021, tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng 7 lần liên tiếp chỉ trong vòng 6 tháng.

    • DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG
      DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG

      Chế độ dinh dưỡng cho heo thịt từ sơ sinh đển heo xuất chuồng. Tìm hiểu ngay

    • NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN
      NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN

      Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, cùng một điều kiện nuôi thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí chung từ 50 – 70% và có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản

    • 9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
      9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN

      9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN

    • NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
      NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG

      Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.