Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 5/2022, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra nhưng tình hình chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến cuối tháng 5 tăng 5,7% so với năm 2021, đàn gia cầm tăng khoảng 1,9% so với cùng thời điểm năm trước.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 ước đạt 32,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 139 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 46 triệu USD, giảm 2,4%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 36 triệu USD, giảm 18,8%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 đạt 294,5 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 569,8 triệu USD, tăng 8,5%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 518,3 triệu USD, giảm 14,1%.
Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt trong thời gian qua, khiến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp, trang trại khởi sắc, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi. Trong 5 tháng đầu năm, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có nhiều đợt điều chỉnh tăng giá. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến chi phí sản xuất cũng tăng cao trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi nhiều, điều này đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò cả nước trong tháng phát triển ổn định. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 giảm 1,5%; tổng số bò tăng 1,6% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi lợn:
Giá thịt lợn hơi trong tháng tiếp tục duy trì ở mức ổn định, không biến động nhiều so với tháng trước, dao động trong khoảng 54.000 – 60.000 đồng/kg, thay đổi tùy từng địa phương. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi và đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi gia cầm:
Nhìn chung, đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định trong tháng, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Theo ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2021.
Thú y:
Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tính đến ngày 25/05 cụ thể như sau:
Dịch Cúm gia cầm (CGC):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 18 ổ dịch tại 10 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 53.598 con gia cầm.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày. Số gia cầm buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 3.300 con. Các doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu, cung ứng khoảng 240 triệu liều vắc xin CGC, sản xuất trong nước chiếm hơn 50%.Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 605 ổ dịch tại 46 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 26.302 con lợn.
Hiện nay, cả nước có 69 ổ dịch tại 23 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 4.505 con; nặng nhất tại Bình Phước (tiêu hủy 1.501 con) và Hòa Bình (778 con).
Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 190 ổ dịch tại 10 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 370 con trâu, bò.
Hiện nay, cả nước có 25 ổ dịch tại 7 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số trâu, bò buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 89 con; nặng nhất tại Quảng Ngãi.
Các doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu, cung ứng khoảng 2 triệu liều vắc xin VDNC; trong nước đã có 02 doanh nghiệp sản xuất, đang kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định, tháng 6/2022 sẽ có 01 vắc xin được phép lưu hành.
⁕ Dịch bệnh Tai xanh, Lở mồm long móng (LMLM): đã được kiểm soát tốt. Hiện nay trên địa bàn cả nước không có dịch.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI
Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 6/2022 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2,1 UScent/lb xuống mức 108,875 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do doanh số xuất khẩu thịt lợn ở mức thấp.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 5/2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng. Giá lợn hơi miền Bắc tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch cao nhất trong khu vực vẫn được ghi nhận tại Hưng Yên và Hà Nội là 58.000 đồng/kg. Ngoại trừ tỉnh Tuyên Quang hiện đang thu mua heo hơi với giá 57.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại đều giao dịch ở mức 56.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Lâm Đồng thu mua heo hơi với giá cao nhất là 57.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 56.000 đồng/kg gồm có các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Bình Thuận. Các định phương còn lại ở mức 55.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi miền Nam ghi nhận giá thu mua biến động tăng từ 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành, dao động trong khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi tại Vũng Tàu và Cần Thơ đang ở mức 55.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh thành còn lại thu mua lợn hơi trong khoảng 56.000 – 60.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 6.000 đồng/kg lên mức 58.000 – 59.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở mức 28.000 – 35.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 100 đồng/quả lên mức 2.100 – 2.700 đồng/quả. Giá trứng tăng do chi phí vận chuyển tăng, giá thức ăn chăn nuôi tăng, người nuôi giảm đàn, nguồn cung giảm.
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com
Bài viết liên quan
-
12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…
-
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
-
LÀM SAO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ CÁM TĂNG CAO?
Dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của người chăn nuôi. Để chủ động khắc phục khó khăn, ngành nông nghiệp và hộ chăn nuôi đã triển khai nhiều giải pháp giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
-
VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
-
TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.
-
PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra
-
GIÁ TRỨNG TĂNG TRÊN TOÀN CẦU DO BÙNG DỊCH CÚM GIA CẦM
Dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng ở Mỹ và Pháp đang làm thắt chặt nguồn cung trứng gia cầm trên toàn cầu và đẩy giá loại thực phẩm quan trọng này tăng vọt, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine làm gián đoạn các chuyến hàng đến châu Âu và Trung Đông.
-
HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019 (Đặng Hữu Anh và cs., 2020).
-
XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG
Sau khi trời mưa, bà con cần tiến hành tháo nước mưa thừa ra khỏi bề mặt ao, đồng thời kiểm tra chất lượng nước ao nuôi. Nếu thấy hàm lượng pH giảm, hãy bón vôi để lấy lại cân bằng. Bên cạnh đó, bà con nên trộn thêm Vitamin C, muối và kali vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu.
-
BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?
-
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.
-
VIỆT NAM VINH DỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y VỀ HEO TOÀN CẦU
Sau rất nhiều nỗ lực của ngành Chăn nuôi Thú y và Trường ĐH Nông Lâm HCM, IPVS đã trao quyền đăng cai Hội nghị Chăn nuôi Thú y về heo toàn cầu lần thứ 28 cho Việt Nam. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM – một trong những trường đào tạo Chăn nuôi Thú y hàng đầu nước ta, là đơn vị chủ trì chính cho Hội nghị lần này.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC