TOÀN CẢNH BỆNH DO VIRUS TEMBUSU Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

  • 04/11/2024
  • Mức độ nguy hiểm của virus Tembusu

    Việt Nam là nước có số lượng vịt nuôi đứng thứ hai trên thế giới với khoảng 100 triệu con (Thống kê chăn nuôi, 2023), chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, vị trí địa lý nằm sát biên giới phía Bắc với nước này làm tăng nguy cơ lây lan một số bệnh ở vịt từ Trung Quốc sang nước ta.

    Ổ bệnh đầu tiên được phát hiện vào 4/2010 tại Trung Quốc với các biểu hiện như giảm sản lượng trứng, giảm ăn đột ngột và xuất hiện các biểu hiện thần kinh ở vịt đẻ trứng và vịt giống bị bệnh. Virus Tembusu vịt (TMUV) là tác nhân gây Hội chứng lật ngửa, giảm đẻ, tên thường gọi là bệnh Tembusu.

    Nguồn ảnh: Science Direct

    Bệnh này gây các tổn thương trên hệ thống sinh sản của vịt mái làm giảm sản lượng trứng nghiêm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh ở vịt trưởng thành dao động từ 10% đến 30%, trong khi ở vịt con, tỷ lệ này có thể lên tới 90% đến 100%, với tỷ lệ tử vong từ 5% đến 30%. Không chỉ vậy, TMUV còn gây các biểu hiện thần kinh như khó di chuyển, liệt chân, cánh, lật ngửa trên vịt thịt. Đặc biệt, virus này gây chậm phát triển và các hội chứng thần kinh nghiêm trọng ở vịt con.

    Nghiên cứu “Virus Tembusu vịt ở miền Bắc Việt Nam: phân tích dịch tễ học và di truyền phát hiện ra các chủng virus mới” được thực hiện vào năm 2021 đã chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính là 59,26% đối với vịt ở độ tuổi 2-4 tuần, cao hơn đáng kể so với vịt ở độ tuổi >4 tuần và <2 tuần. Nghiên cứu cũng cho biết 5 chủng TMUV ở Việt Nam có quan hệ họ hàng gần với các chủng Trung Quốc và khác với chủng vắc-xin China/JXSP-310/2017 (MZ031023.1), cho thấy các chủng TMUV của Việt Nam là virus thực địa. Do đó cần phải nghiên cứu thêm về phát triển vắc-xin để ngăn ngừa tác động của nhiễm TMUV đối với sản xuất gia cầm trên khắp Việt Nam.

    Ngoài ra, TMUV còn là mối đe dọa tiềm tàng đối với con người. Trong cùng chi Flavivirus với virus Tembusu, một số thành viên khác như virus Tây sông Nile (WNV), virus sốt xuất huyết (DENV), virus sốt vàng da (YFV), virus viêm não Nhật Bản (JEV) và virus Zika, thể hiện các đặc tính lây truyền từ động vật sang người.

    Giải pháp phòng thí nghiệm giúp nhà chăn nuôi đối phó với bệnh do virus Tembusu

     

    Năm 2024, vắc-xin Tembusu chính ngạch đã có mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là vắc-xin bất hoạt, thời gian đáp ứng miễn dịch chậm.

    Bên cạnh đó, bệnh Tembusu có thể truyền dọc và truyền ngang, do đó vịt con có thể bị nhiễm bệnh sớm từ bố mẹ. Vậy nên, vịt bố mẹ cần được đảm bảo sạch bệnh để cho ra những đàn vịt con khỏe mạnh và được bảo hộ bởi kháng thể mẹ truyền trong thời gian chờ đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa xuất hiện.

    Ngoài việc chủng ngừa cho đàn vịt đầy đủ, người chăn nuôi có thể thực hiện thêm xét nghiệm đánh giá sự lưu hành kháng thể (HI) nhằm:

    🎯 Kiểm tra kháng thể mẹ truyền sau khi nhập đàn vịt con, để xác định thời gian chủng ngừa và có phương án xử lý thích hợp

    🎯 Kiểm tra đáp ứng miễn dịch để có chiến lược bảo vệ đàn vịt và an toàn sinh học phù hợp 

    🎯 Khảo sát sự lưu hành của kháng thể Tembusu để truy vết sự nhiễm Tembusu trên các đàn vịt không rõ nguồn gốc

    Bệnh do virus Tembusu trên vịt gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế. Trong bối cảnh chăn nuôi vịt đang được bà con quan tâm như hiện nay, việc kiểm soát bệnh Tembusu là hết sức cần thiết. Thực hiện bổ sung các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh như HI sẽ giúp người nuôi có thêm những luận cứ khoa học để chăn nuôi an toàn và hiệu quả hơn.

                                                                                                                                                        R.E.P BIOTECH

    Follow ngay fanpage R.E.P Labs để cập nhật những thông tin hữu ích liên quan tới bệnh, các phương pháp xét nghiệm, nghiên cứu, thị trường trong ngành Chăn nuôi Thú y.

    Bài viết liên quan:

    Tembusu - Giải pháp xét nghiệm từ R.E.P Labs giúp giảm thiệt hại cho người chăn nuôi

    Vai trò của các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong Chăn nuôi Thú y

    Nguồn tài liệu:

    https://www.frontiersin.org/journals/veterinary-science/articles/10.3389/fvets.2024.1366904/full  

    https://veterinaryresearch.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13567-023-01235-0

    https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1155/2023/9239953

    https://jad.hcmuaf.edu.vn/index.php/jadvn/article/view/964/469

    https://www.mdpi.com/1999-4915/16/5/811  

    ----------------------------------

    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P

    𝑩𝒂̉𝒐 𝒎𝒂̣̂𝒕 - 𝑪𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒙𝒂́𝒄 - 𝑲𝒊̣𝒑 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 - 𝑲𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒒𝒖𝒂𝒏

    🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai

    📧 info@repbiotech.com

    ☎ 0327 615 454

     

    Bài viết liên quan

    • VIỆT NAM QUYẾT LIỆT HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH

      Số lượng các vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng ở cả người và động vật, ngay cả những thế hệ kháng sinh mới nhất. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động. Nhà nước ta chỉ thị quyết liệt hành động để ngăn chặn tình trạng này.

    • TẠI SAO PHÂN TÍCH XƠ ĐẠM LẠI QUAN TRỌNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI?

      Trong tình hình dịch bệnh hoành hành và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt làm chi phí chăn nuôi bị đẩy lên cao; chất lượng thức ăn chăn nuôi đặc biệt được quan tâm. Nguồn nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo là điều kiện cần để sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều chỉ tiêu chất lượng nghiêm ngặt được đưa ra để đánh giá, trong đó có chỉ tiêu phân tích xơ đạm.

    • KIỂM NGHIỆM VI SINH TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

      Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi giúp phát hiện sớm các rủi ro gây bệnh cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm