HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GÀ DO NHIỄM KHUẨN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỊ

  • 23/03/2023
  • 1.Giới thiệu

    Trong chăn nuôi gà công nghiêp, bán công nghiệp bệnh viêm đường hô hấp là một bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Viêm đường hô hấp có thể do một số nguyên nhân thường gặp như:

    • - Một số yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi bất lợi cho gà, nhiệt độ ẩm độ thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng nuôi không tốt dẫn đến các khí độc nhiều như CO2, H2S, NH3, bụi, gió lùa và các yếu tố gây stress khác.
    • - Một số vi rút như: Cúm gia cầm, IB, ILT cũng là những tác nhân gây bệnh phổ biến nếu gia cầm không được làm vaccine hoặc làm không đạt kháng thể bảo hộ.
    • - Xét về nguyên nhân vi khuẩn thì viêm hô hấp có thể do một số bệnh sau: Viêm hô hấp mãn tính (CRD), viêm hô hấp cấp tính (ORT), viêm màng mũi truyền nhiễm (Coryza) cả 3 bệnh này đều do vi khuẩn Gram âm gây ra. Hiện tại việc sử dụng vaccine trong phòng bệnh còn hạn chế do hiệu quả trên thực địa chưa cao. Việc dùng thuốc kháng sinh được xem như công cụ chính khi gia cầm bị bệnh, tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh thiếu tầm soát không những làm tăng tính kháng thuốc kháng sinh ở nhóm vi khuẩn này mà còn điều trị không lành gây tổn thất kinh tế cho chăn nuôi gia cầm.

    Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu về đặc điểm nhận biết, chẩn đoán lâm sàng phân biệt bệnh Viêm hô hấp mãn tính (CRD), viêm hô hấp cấp tính (ORT) và viêm màng mũi truyền nhiễm (Coryza) để từ đó có thể đưa ra giải pháp phòng chống nhanh hợp lý nhất nhằm giảm thiểu hậu quả từ bệnh.

    2.Đặc điểm chung

    Gà mọi độ tuổi đều có khả năng cảm nhiễm với cả ba bệnh này, đặc biệt bệnh thường xảy ra nếu chất lượng con giống không tốt, mật độ chuồng nuôi cao, không khí ô nhiễm do bụi, khí độc NH3, CO2, H2S, chỉ số nhiệt ẩm biến động mạnh. Gà sẽ có hiện tượng khó thở, rướn cổ, há miệng, vẩy mỏ, phần mí mắt, xoang mặt sưng.

    3.Đặc điểm nhận biết bệnh

    Điểm khác biệt

    Viêm hô hấp mạn tính (CRD),

    viêm hô hấp cấp tính (ORT)

    Viêm màng mũi truyền nhiễm (Coryza)

    Thể tạng

    Gầy yếu

    Mập

    Có hao tổn

    Dịch mũi

    Nhầy, dẻo

    Có màu vàng, bả đậu

    Nhầy

    Mí mắt

    Viêm, méo

    Xoang dưới mắt sưng

    Sưng to, mặt biến dạng

    Tiêu chảy

    Tiêu chảy, ướt túm lông hậu môn

    Không điển hình

    Không điển hình

    Sưng khớp

    Khớp ngón chân sưng, mất cân đối

    Không điển hình

    Không điển hình

    Hen khẹc

    Khẹc nhiều, vẩy mỏ nhiều

    Thường há miệng rướn cổ

    Thường há miệng

    Diến biến bệnh

    Chết chậm kéo dài

    Chết nhanh

    Chết trung bình

    Bệnh tích điển hình

    Khí quản phế quản có nhiều dịch nhầy, túi khí chuyển màu từ trong sáng đục

    Khí quản, phế quản có bã đậu hình ống

    Khí quản phế quản không có bã đậu nhưng xoang mũi có bã đậu hình hạt thóc

    4. Phòng bệnh

    • - Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, cùng vào cùng ra, tiêm phòng đầy đủ các vắc xin virus: Newcasle, Gumboro, IB, ILT, cúm gia cầm.
    • - Tầm soát kháng sinh với các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến để định kỳ 2 tuần 1 lần có thể sử dụng những kháng sinh thích hợp được chỉ định mẫn cảm cao để dùng với liều phòng bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất có uy tín.
    • - Sử dụng thuốc sát trùng định kỳ đặc biệt chú ý sau khi xuất và trước khi nhập gà.

    5. Điều trị

    • - Nhóm thuốc trị nguyên nhân:  Có thể sử dụng các nhóm kháng sinh sau tuỳ thuộc kết quả kháng sinh đồ:  Doxy, DOLI (Doxy+Colistin), Flo-Dox.
    • - Nhóm thuốc trị triệu chứng: Hạ sốt, long đàm (Brom-Para).
    • - Thuốc bổ trợ: Giải độc gan, điện giải, men tiêu hoá.
    • Liệu trình: kháng sinh, 4 ngày, đối với Bromhensin có thể 1 tuần tuỳ triệu chứng lâm sàng.

    Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa

    Giảng viên Khoa chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông Lâm ĐH Huế

    Bài viết liên quan

    • NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI TÔM GIAO MÙA, MÙA MƯA
      NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI TÔM GIAO MÙA, MÙA MƯA

    • BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH
      BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH

      BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH

    • Trung tâm Nghiên Cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs)
      Trung tâm Nghiên Cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs)

      Trung tâm Nghiên Cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs) trực thuộc Công ty CP CNSH R.E.P. Trung tâm R.E.P Labs nhằm góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của R.E.P Biotech “trở thành thương hiệu hàng đầu cung cấp giải pháp chăn nuôi bền vững và thực phẩm an toàn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. R.E.P Labs hoạt động với tiêu chí "Bảo mật - Chính xác - Kịp thời - Khách quan" nhằm mang tới sự hài lòng cho khách hàng.

    • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CÔNG SUẤT 25.000 TẤN/ NĂM.
      CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CÔNG SUẤT 25.000 TẤN/ NĂM.

      Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sinh Học R.E.P (R.E.P Biotech) Quy Mô Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay

    • CHUẨN TỪ QUY TRÌNH - CHÍNH XÁC TRONG TỪNG KẾT QUẢ
      CHUẨN TỪ QUY TRÌNH - CHÍNH XÁC TRONG TỪNG KẾT QUẢ

      “Chương trình tầm soát dịch bệnh” của R.E.P Labs đã không còn xa lạ với bà con chăn nuôi và người nuôi trồng thủy sản. Được xây dựng khoa học và chỉn chu trong từng công đoạn dưới sự kiểm soát của các chuyên viên và cố vấn kỹ thuật, kết quả trong chương trình tầm soát của R.E.P Labs có tỷ lệ chính xác cao

    • MỞ RỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM R.E.P LABS TẠI CÁC ĐẠI LÝ
      MỞ RỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM R.E.P LABS TẠI CÁC ĐẠI LÝ

      Để việc gửi mẫu xét nghiệm không còn là trở ngại trong quá trình xét nghiệm, phân tích, tầm soát trong trang trại. Ngoài 8 điểm nhận mẫu cố định, R.E.P Labs mở rộng hệ thống điểm nhận mẫu xét nghiệm tại Đại lý phủ khắp các tỉnh thành như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bến Tre,...

    • R.E.P BIOTECH TỰ HÀO LÀ “DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG TỐT NHẤT”
      R.E.P BIOTECH TỰ HÀO LÀ “DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG TỐT NHẤT”

      R.E.P BIOTECH TỰ HÀO LÀ “DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG TỐT NHẤT”

    • THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU HI CỦA R.E.P LABS LÀ TIỀN ĐỀ CHO RA ĐỜI CHƯƠNG TRÌNH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ TEMBUSU”
      THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU HI CỦA R.E.P LABS LÀ TIỀN ĐỀ CHO RA ĐỜI CHƯƠNG TRÌNH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ TEMBUSU”

      Bên cạnh đó phản ứng này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin Tembusu trên đàn vịt. Chương trình “Đánh giá hiệu quả kháng thể Tembusu” dựa trên thành công của nghiên cứu HI sẽ giúp bà con chăn nuôi đánh giá khả năng bảo hộ vacxin Tembusu và lịch trình làm vacxin hiệu quả nhất cho đàn vịt.

    • HIỆN THỰC HÓA TẦM NHÌN VỚI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH – XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
      HIỆN THỰC HÓA TẦM NHÌN VỚI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH – XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P

      Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017, GLP-WHO với “Chương trình tầm soát dịch bệnh trong chăn nuôi” nhằm hướng đến một nền chăn nuôi an toàn và hiệu quả.

    • R.E.P BIOTECH VÀ ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÝ KẾT HỢP TÁC LIÊN KẾT CHƯƠNG TRÌNH CO-OP 
      R.E.P BIOTECH VÀ ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÝ KẾT HỢP TÁC LIÊN KẾT CHƯƠNG TRÌNH CO-OP 

      R.E.P Biotech cùng Trường Đại học Mở TP. HCM đã ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường về liên kết triển khai và phối hợp thực hiện chương trình CO-OP

    • MỐI QUAN HỆ GIỮA DECON-S VÀ BỆNH HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM?
      MỐI QUAN HỆ GIỮA DECON-S VÀ BỆNH HÔ HẤP TRÊN GIA CẦM?

      ​​​​​​​DECON-S là chế phẩm sinh học kết hợp giữa các vi sinh vật hữu ích giúp xử lý chất độn chuồng và cải thiện môi trường nuôi đem lại hiệu quả cao và đặc biệt an toàn với vật nuôi. Chế phẩm DECON-S giúp cải thiện chất lượng không khí chuồng nuôi, kiểm soát hàm lượng khí độc NH3 < 10 ppm (mức an toàn và không gây bệnh hô hấp cho gia cầm) chỉ sau 4 ngày sử dụng. V

    • LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG – DỰ ÁN NHÀ MÁY SINH HỌC PHÂN TỬ R.E.P
      LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG – DỰ ÁN NHÀ MÁY SINH HỌC PHÂN TỬ R.E.P

      LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG – DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC R.E.P