ĐÁNH GIÁ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG
Bệnh IB gây thiệt hại nặng nề trong ngành chăn nuôi gà, bởi có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi và tỷ lệ chết lên đến 30% (tùy thuộc vào độc lực của virus, tuổi gà, tình trạng miễn dịch, stress lạnh và nhiễm khuẩn kế phát). Giai đoạn 5-7 tuần tuổi gà bị nhiễm IBV nhiều nhất (71,43%). IB là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, do Corona virus (RNA virus) gây ra nên không có thuốc đặc trị. Chủng ngừa vắc-xin đang là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Nhưng sự đa dạng biến chủng của virus IB cũng là thách thức lớn với các đơn vị sản xuất vắc-xin.
Đa dạng chủng virus IB
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm được mô tả lần đầu vào năm 1931 tại Mỹ. Theo báo cáo của Ignjatovic và Sapats (năm 2000), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm có hơn 50 chủng virus đã được công nhận.
Các báo cáo về sự tiến hóa của virus IB liên tục được cập nhật, nguyên nhân được cho rằng do mật độ chăn nuôi và mức độ phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ngày càng cao, tăng áp lực dịch bệnh và áp lực đối với vắc-xin IB. Bên cạnh đó, bộ gen của virus IB là RNA kích thước khá lớn, tạo điều kiện cho nhiều đột biến xảy ra. Những biến chủng mới của virus IB xuất hiện do sự đột biến tự phát và tái tổ hợp trong quá trình nhân lên của virus. Các chủng virus đột biến mới gây ra thiệt hại đáng kể cho đàn gà mặc dù đã được làm vắc-xin.
Có 2 nhóm virus IB :
⚡ IB cổ điển: M41 và H120, gọi chung là Massachusetts
⚡ IB Biến chủng: Là tên gọi chung của rất nhiều chủng IB như 793B, QX, IB80, Q1, O2, Italy02...
Các chủng IBV có sự đa dạng về ái tính mô (tissue tropisms) như chủng M41 có mục tiêu là cơ quan hô hấp, sinh sản, chủng QX và 793B có ái tính mô với cả cơ quan hô hấp, sinh sản, tiêu hóa và thận (Trần Ngọc Bích và ctv., 2018).
Bảo hộ vắc-xin
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Loan (2018) cho thấy rằng những đàn không chủng ngừa vắc-xin đầy đủ có khả năng mắc bệnh IB cao hơn khả năng không mắc bệnh 1,59 lần (OR=1,59).Tuy nhiên, điều cần lưu ý là những đàn gà được chủng ngừa đầy đủ đã không được bảo hộ hoàn toàn, dịch bệnh vẫn xảy ra (25% mắc bệnh).
Nguyên nhân có thể do IBV có nhiều serotype không có miễn dịch chéo với nhau (Roussan và ctv., 2008) như Mass (dòng H120), 793B (dòng 4/91, CR88) và gà lây nhiễm các chủng khác với chủng vắc-xin. Do đó, mặc dù việc chủng ngừa vắc-xin đầy đủ giúp hạn chế thiệt hại do bệnh IB nhưng chưa đảm bảo đạt mức bảo hộ hoàn toàn cho đàn gà, các nghiên cứu dịch tễ học phân tử về các chủng IBV thực địa là rất cần thiết để có kế hoạch sử dụng vắc-xin IB phù hợp với chủng virus ở thực địa địa.
Các dòng vắc-xin cho bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm hiện nay thường sử dụng một vài chủng IB (phổ biến là chủng IB cổ điển) và dựa vào tính bảo hộ chéo của vắc-xin để làm cơ sở bảo vệ cho đàn gà khỏi bệnh này. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc-xin sau khi chủng ngừa, người chăn nuôi có thể thực hiện xét nghiệm HI để đánh giá hiệu lực của vắc-xin.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gây thiệt hại nghiêm trọng trong chăn nuôi gia cầm, vắc-xin đang là lá chắn được sử dụng phổ biến để bảo vệ đàn gà khỏi bệnh IB. Việc xác định được hiệu quả chủng ngừa vắc-xin IB sẽ giúp có thêm dữ liệu để bà con lựa chọn vắc-xin phù hợp, đẩy lùi bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ra khỏi trang trại, đồng thời củng cố niềm tin của người chăn nuôi.
R.E.P Biotech
Bài viết liên quan:
Kiểm soát tốt bệnh Marek - Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm
Vai trò của các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong Chăn nuôi Thú y
Tài liệu tham khảo:
Cavanagh, D., Gelb J.J., 2008. Chapter 4: Infectious Bronchitis. In: Y. M. Saif (Editor in Chief). Diseases of Poultry, 12th Edition. Blackwell Publishing. Pp 117-130.
Ignjatovic, Sapats, 2000. Avian infectious bronchitis virus. Rev. sci. tech. Off. int. Epiz., 2000,19 (2), 493-50
Lê Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Trần Ngọc Bích, Đoàn Thị Thanh Hương, Lê Thanh Hòa, 2019. Xác định phân nhóm virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gà năm 2018 ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật số 5. Trang 5-13
Nguyễn Thị Loan, 2018. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis - IB) ở gà nuôi tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Nhà xuất bản Học viện nông nghiệp
Roussan, D.A., W.S. Totanji, G.Y. Khawaldeh, 2008. Molecular subtype of infectious bronchitis virus in broiler Àocks in Jordan. Poultry science, 87: 661-66.
------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P
- 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -
10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
info@repbiotech.com
0327 615 454
Bài viết liên quan
-
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.
-
VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.
-
KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM
Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.
-
KỸ THUẬT ELISA TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Kỹ thuật ELISA thuộc ngành Chẩn đoán phân tử, thuộc nhóm kỹ thuật phản ứng huyết thanh học. ELISA được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi thú y nhờ tính nhạy và đơn giản. Đồng thời, kỹ thuật này cho phép xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml) và có thể xử lý số lượng mẫu lớn.
-
TEMBUSU - GIẢI PHÁP XÉT NGHIỆM TỪ R.E.P LABS GIÚP GIẢM THIỆT HẠI CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
Bệnh do Tembusu virus đã được xác định ở nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh của Việt Nam. Bệnh gây ra hội chứng lật ngửa, giảm đẻ trên đàn thủy cầm. Bệnh có thể là nguyên nhân gây tỷ lệ chết lên đến 70-80% tổng đàn, gây ra thiệt hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
-
XU HƯỚNG CHĂN NUÔI CÓ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH
Để hạn chế dịch bệnh lây lan thì tầm soát dịch bệnh là việc làm rất cần thiết đối với các chủ trang trại. Nhằm giúp Khách hàng an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, cùng với việc hỗ trợ Khách hàng xét nghiệm mẫu nước, cám hoặc mẫu bệnh phẩm để tầm soát dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh, hạn chế lây lan giảm tỷ lệ chết trên đàn vật nuôi, giúp Khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình chăn nuôi.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC