NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GIA SÚC, GIA CẦM
Hội chứng viêm hô hấp ở gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn bởi giảm năng suất sinh trưởng, tăng tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) và tăng tỷ lệ tử vong (Sid & cs., 2015; Furian & cs., 2018).
Một số nguyên nhân phổ biến của hội chứng viêm hô hấp ở gia súc, gia cầm:
Nguyên nhân do tiểu khí hậu chuồng nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng: nhiệt, ẩm được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm hô hấp, bệnh thường xảy ra khi thời tiết giao mùa hay chế độ nhiệt trong nuôi dưỡng không đảm bảo sẽ dẫn điến hiện tượng cảm lạnh từ đó gây viêm đường hô hấp có thể từ viêm mũi, khí quản, phế quản hay phổi. Chất lượng môi trường, bụi nhiều, vệ sinh kém, sử dụng thức ăn quá mịn cũng làm tăng tỷ lệ viêm hô hấp.
Hình 1 - Triệu chứng bệnh hô hấp
Nguyên nhân vi sinh vật học:
+ Trên gia cầm một số vi sinh vật gây bệnh phổ biến như: cúm gia cầm (Aviam Influenza), Newcastle disease, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis - ILT), viêm phế quân truyền nhiễm (Infectious Bronchitis - IB), viêm đường hô hấp mạn tính (Chronic Respiratory Disease - CRD), viêm hô hấp cấp tính (Ornithobacterium rhinotracheale -ORT), sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza - IC) (Nguyễn Thị Loan & cs., 2016)
+Trên gia súc một số vi sinh vật phổ biến gây viêm hô hấp như: Hội chứng hô hấp sinh sản (PRRS), Tụ huyết trùng (Pasteurella multocida), Suyễn (Mycoplasma), Viêm màng phổi (APP), viêm đa xoang (Glasser), liên cầu khuẩn (Streptococcus suis).
Cơ chế gây viêm hô hấp: Đường hô hấp gia súc, gia cầm sẽ có các vùng cấu trúc lý hoá khác nhau từ ngoài vào trong mũi - khí quản - phế quản - phổi, mỗi vùng thích hợp với một số nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên khởi đầu của quá trình viêm ở đường hô hấp là quá trình viêm thanh dịch (dịch mũi lỏng, trong) sau đó viêm nặng dịch tiết tăng diễn biến từ nhầy, đến mủ thậm chí có máu. Quá trình dịch viêm tiết gây hẹp, hoặc tắc khí quản có thể dẫn đến tử vong.
Hình 2 - Mổ khám hô hấp ở gà
Nguyên lý để điều trị các bệnh liên quan hô hấp: trừ các bệnh buộc công bố dịch theo luật thú y, các bệnh còn lại trên gia súc gia cầm được phép điều trị và quan trọng hàng đầu là tạo độ thông thoáng trong khí quản bằng cách sử dụng các chất gây tan đờm, tan bả đậu để con vật dễ thở, sau đó mới phân tích nguyên nhân nhiễm khuẩn mà chọn lựa kháng sinh để kê đơn thích hợp. Việc sử dụng các chất gây long đờm sạch phổi nói sẽ giúp cho vật nuôi nhanh phục hồi từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.
Ngoài làm thông thoáng đường hô hấp nhờ Bromhensin thì việc bổ sung một số tinh dầu từ thảo dược sẽ giúp làm ấm đường hô hấp từ đó giảm phản ứng ho, viêm giúp điều trị hiệu quả hơn.
Như vậy, phòng chống hội chứng hô hấp ở gia súc, gia cầm là một quá trình tổng hợp, từ điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng tích hợp, tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh liên quan hô hấp trên gia súc, gia cầm. Khi bệnh xảy ra thì chú ý trên khai thông đường khí quản quan trọng là công việc hàng đầu để tránh động vật chết ngạt và tăng hiệu quả điều trị.
Dưới đây là một số sản phẩm hỗ trợ hô hấp cho vật nuôi đặc biệt là trong mùa lanh, bà con có thể tham khảo:
Theo Phòng kỹ thuật R.E.P Biotech
Bài viết liên quan
-
NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT
NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI TEMBUSU VIRUS TRÊN VỊT
-
ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
-
TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.
-
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.
-
KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO
AntiSTRESS là hỗn hợp cân bằng các chất điện giải, Vitamin nhằm cung cấp cho thú nuôi trong các trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thời tiết thay đổi, ….Chống stress do các nguyên nhân chuyển chuồng, vận chuyển, tiêm phòng, thay đổi thức ăn và thời tiết thay đổi
-
CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC
Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/2/2023 diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm có nhiều chuyển biến tương đối tốt.
-
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
-
Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
-
12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…
-
VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
-
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TẶNG 10% GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHI MUA HÀNG GIÁ TRỊ 10 TRIỆU
-
HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019 (Đặng Hữu Anh và cs., 2020).
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC