NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH NẤM PHỔI TRÊN VỊT? CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH?
Bệnh nấm phổi là một trong những loại bệnh nguy hiểm, gây chết hàng loạt và ảnh hưởng rất lớn tới năng suất trong chăn nuôi vịt. Đây là bệnh liên quan đến đường hô hấp do các loại nấm đơn tính như nấm Aspergillus fumigatus, nấm A. flavus, A. niger. A. fumigatus gây ra. Các loại nấm này thường được tìm thấy trong không khí, đất, cây cỏ mục nát, phân, chất lót chuồng, thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật. Đặc biệt chúng thường xuất hiện trong thóc, lúa, bắp, đậu, rơm rạ,... tuy thấy khô nhưng có thể chứa rất nhiều bào tử nấm.
Thông qua không khí, đặc biệt là không khí có độ ẩm cao, các bào tử nấm có thể xâm nhập vào phổi và túi khí của vịt qua bụi hít từ mũi, khí quản. Bệnh sẽ nặng hơn khi vật nuôi đang ở trạng thái sức đề kháng bị giảm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp: Có thể từ trứng nhiễm nấm hoặc máy ấp không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Bệnh có thể lan truyền từ chất độn chuồng có nhiễm nấm hoặc từ thức ăn cũ có nấm. Sau khi vào cơ thể vịt, nấm có thể kí sinh ở khí quản, phổi gây tác động tại chỗ, gây viêm phổi cấp tính hay tạo thành các nốt nấm trong nhu mô phổi.
Khi vịt bị nhiễm bệnh nấm phổi, các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Một số triệu chứng chung như khó thở, thở hổn hển, thở gấp, bại chân... có thể gặp trong bệnh do nấm phổi. Khi bệnh kết hợp với các bệnh khác (bại huyết do Riemerella anatipestifer, E.coli,...) thì vịt thường có các triệu chứng thần kinh như quay vòng, run giật, dễ té ngã, bại chân, vịt không thể đi được và sự hít vào khó khăn, thở kháp, âm đục, mở to mũi và mắt với nhiều dịch tiết.
Các bệnh tích xuất hiện nếu vịt bị nhiễm bệnh:
-
- Bên trong xoang miệng có nhiều bựa trắng, xoang mũi có thể có ké nấm.
-
- Các túi khí trở nên dày hơn, có màu mờ đục, các u hạt gia tăng về kích cỡ và thay đổi về hình dạng từ hạt tròn lồi (1mm) sang phẳng hoặc hình mảng lõm ở giữa (2-5 mm) có xu hướng kết lại thành khối.
-
- Khí quản sần sùi, bám rất nhiều nốt casein màu vàng gây cho vịt khó thở, và khi thở có tiếng rồ rồ (do không khí đi qua các khe hẹp), mệt nhọc.
-
- Phổi có các hạt ké nấm như hạt tấm, màu trắng, xung quanh có dịch viêm vàng, cắt ké thấy có cục casein. Phổi bị viêm u hạt, dần mất màu, phù nề tích dịch. Nếu bệnh kéo dài phổi trở nên dai cứng và gan hóa dần dần, không còn tính đàn hồi, bỏ vào trong nước phổi chìm.
-
- Các nốt nấm cũng có thể xuất hiện trong xoang ngực, xoang bụng, các cơ quan nội tạng khác: tim, gan, lách, ruột, cơ, khớp,.... Gan bị phù, tích nước trên bề mặt gan, rìa gan vàng và một bên gan phì đại, một bên gan bị teo.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì vấn đề bệnh nấm phổi trên vịt được chữa trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhà chăn nuôi không vì thế mà chủ quan trước căn bệnh này. Dựa trên nghiên cứu khoa học và thực tiễn, R.E.P Biotech xây dựng biện pháp điều trị bệnh nấm phổi trên vịt cực kì hiệu quả thông qua liệu trình điều trị dưới đây (Liều tham khảo và có thể điều chỉnh theo từng trang trại):
-
Giải độc gan – thận cấp: Bằng MEGA LiV ( hoặc LiKi Plus). Dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn
-
Cho uống NYSTATIN, liều: 1gr/2kg thể trọng . Uống 2 giờ/1 ngày, liên tục trong 3 ngày - 5 ngày.
-
Bổ sung các vitamin, khoáng, các vi sinh vật có lợi ( CATOFOS, NUTRILACZYM, BRO-018..) ( TONIC, PRO-LAC,…) để giúp vịt tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
-
Hỗ trợ hô hấp : BioPi-Liquid ( hoặc AMPROSOL)
Trong trường hợp Bệnh nấm Phổi Ghép bại huyết (Riemerella, E. coli) thì sẽ sử dụng theo liệu trình sau:
Ngày đầu tiên:
Ø Sáng: Kháng sinh tiêm: (Ceftiofua+ Gentamycin) + ParaCetamol
Ø Trưa: CATOFOS + BRO-018
Ø Chiều: NYSTATIN 1gr/2kg TT.
Ø Tối: MEGA LiV( 1ml/2 lit) + BioPi-Liquid ( 1ml/30kg TT)
Ngày thứ 2 - ngày thứ 5:
Ø Sáng: Kháng sinh uống: (Enrofloxacin hoặc Doxy-Flophenicol) + ParaCetamol
Ø Trưa: CATOFOS + BRO-018
Ø Chiều: NYSTATIN 1gr/2kg TT.
Ø Tối: MEGA LiV( 1ml/2 lit) + BioPi- Liquid ( 1ml/30kg TT)
Sử dụng liệu trình điều trị ngay khi vịt bị nhiễm bệnh sẽ giúp đàn vịt giảm tỷ lệ chết và từ đó giảm thiệt hại trong chăn nuôi. Không chỉ chú trọng đến điều trị mà bà con chăn nuôi cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh bằng cách nâng cao hệ miễn dịch và vệ sinh chuồng trại đúng cách nhằm giúp đàn vịt luôn khỏe và vượt qua được các nguy cơ từ dịch bệnh.
Trên đây là liệu trình chung cho toàn bộ trang trại, tuy nhiên liệu trình có thể thay đổi tùy theo từng vấn đề riêng biệt của từng trang trại. Anh chị Nhà chăn nuôi có thể liên hệ ngay với Kỹ thuật của chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về tình trạng và phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan
-
LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SÁT TRÙNG TRANG TRẠI???
Sát trùng là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi, góp phần đáng kể giải quyết các khó khăn về dịch bệnh trong chăn nuôi.
-
TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG MIC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG SINH?
Dựa vào MIC có thể tính toán điều chỉnh liều kháng sinh thích hợp cho đàn vật nuôi, hạn chế sử dụng quá liều gây lãng phí thuốc và nặng hơn là tình trạng kháng kháng sinh trên vật nuôi.
-
CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?
Để tránh lịch sử lặp lại với ngành chăn nuôi như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi vừa qua đòi hỏi phải có sự nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng nổ và lây lan để trở thành cơn đại dịch trong chăn nuôi. Chính vì vậy “Tầm soát dịch bệnh trên lợn” là giải pháp tất yếu đối với nền chăn nuôi hiện tại của nước ta.
-
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
Trung tâm Nghiên cứu – Kiểm nghiệm – Xét nghiệm thức ăn chăn nuôi và xét nghiệm thú y, thiết bị công nghệ tiến tiến, hiện đại. “Chính xác – Kịp thời – Khách quan – Bảo mật”.
-
R.E.P BIOTECH THAM DỰ VÀ TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS TỊNH HÀ TRONG LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2022- 2023
R.E.P Biotech cùng NUTRI Plus đã trao tận tay đến các bạn học sinh xuất sắc và học sinh nghèo vượt khó 26 xuất quà bao gồm tập và balo của Trường trung học Cơ sở Tịnh Hà
-
R.E.P BIOTECH VÀ ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÝ KẾT HỢP TÁC LIÊN KẾT CHƯƠNG TRÌNH CO-OP
R.E.P Biotech cùng Trường Đại học Mở TP. HCM đã ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường về liên kết triển khai và phối hợp thực hiện chương trình CO-OP
-
CHÀO MỪNG ĐẠI LÝ THUỶ SẢN HUỲNH KHẢI - CÀ MAU CÙNG ĐOÀN KHÁCH HÀNG THĂM QUAN NHÀ MÁY R.E.P BIOTECH
Ngày 15/08/2023, R.E.P Biotech tiếp đón đoàn khách hàng Đại lý Huỳnh Khải đến tham quan Nhà máy sản xuất sản phẩm dinh dưỡng, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản và Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P.
-
19 NĂM VƯỢT THÁCH THỨC VỮNG VÀNG PHÁT TRIỂN CỦA R.E.P BIOTECH
Mừng sinh nhật 19 năm Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P (20/04/2024 – 20/04/2023)
-
KHÁNG SINH QC - ƯU CHẤT VƯỢT TRỘI CHO HIỆU QUẢ TỐI ƯU
Kháng sinh QC cam kết hàm lượng đúng 100% như đã công bố và hiệu quả tối ưu dựa trên kiểm nghiệm thực tế.
-
ĐÃ CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM – THUỐC SÁT TRÙNG FCA VIRCONTROL – VŨ KHÍ TIÊU DIỆT VIRUS ASF
THUỐC SÁT TRÙNG FCA VIRCONTROL – VŨ KHÍ TIÊU DIỆT VIRUS ASF
-
R.E.P Biotech và HUAF: Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
-
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH – XÉT NGHIỆM – TẦM SOÁT R.E.P (R.E.P Laboratories) ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO/IEC 17025:2017.
R.E.P (Laboratories) ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO/IEC 17025:2017 CẤP QUỐC TẾ.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC