TẦM SOÁT DỊCH BỆNH - XU THẾ CHĂN NUÔI CỦA TƯƠNG LAI

  • 04/11/2022
  • Trong nội tại chăn nuôi của Việt nam hiện nay đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức từ môi trường xung quanh nhất là vấn đề dịch bệnh. Các bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục,.. vẫn tồn tại và làm tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi năm của ngành chăn nuôi.

    Thế nhưng một thực trạng đáng buồn là sự chủ quan với vấn đề dịch bệnh vẫn còn đó rất nhiều, tạo cơ hội cho dịch bệnh lây lan và phát triển dẫn đến những thất thoát không đáng có cho nhà chăn nuôi. Hơn thế nữa nền chăn nuôi công nghiệp đang phát triển đòi hỏi một giải pháp ưu việt để kiểm soát và xử lý vấn đề dịch bệnh. Một trong những giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh hữu hiệu hiện nay đó chính là “Chương trình tầm soát dịch bệnh”.

     

    Tầm soát dịch bệnh ở đây là gì?

     

    Tầm soát dịch bệnh không phải xét nghiệm khi con vật bị bệnh mà chúng ta đi trước một bước là tầm soát và tìm ra các tác nhân gây bệnh và xử lý các tác nhân đó trước khi chúng gây bệnh cho vật nuôi. Trung tâm nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P có chương trình tầm soát dịch bệnh cá thể hóa theo từng trang trại vật nuôi (gia súc, gia cầm và thủy sản). Với hàng trăm chỉ tiêu xét nghiệm để phát hiện  vi khuẩn, virus, các tác nhân gây bệnh khác cho vật nuôi. Từ đó có lên phương án hợp lý phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả nhờ có kết quả tầm soát từ Trung tâm R.E.P Labs.

    Kháng sinh đồ trên gia súc - Một trong những giai đoạn tầm soát dịch bệnh
     

     

    Các chỉ tiêu tầm soát ở Trung tâm R.E.P Labs

     

    Với sự tràn lan về dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi. R.E.P Labs cung cấp hàng loạt các chỉ tiêu tầm soát đáp ứng với với tình hình dịch bệnh và nhu cầu chăn nuôi. Chương trình tầm soát bao gồm tất cả các yếu tố: Môi trường nuôi, miễn dịch, dịch bệnh,… Các dữ liệu tầm soát sẽ được R.E.P Labs lưu trữ cho khách hàng trên hệ thống dữ liệu “cloud”  để tạo cơ sở dữ liệu trang trại phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi lâu dài của khách hàng.

    Hoạt động trên phương châm “Nhanh chóng – Kịp thời – Khách quan – Bảo mật” R.E.P labs là trung tâm LAB uy tín, chuyên nghiệp để gửi trọn niềm tin về an toàn dịch bệnh cho vật nuôi. 

     

    Xét nghiệm Realtime PCR trên thủy sản 
     

    Liên hệ Hotline: 0327 615 454 để biết thêm về các chương trình tầm soát của R.E.P Labs.

    Bài viết liên quan

    • ĐA DẠNG MEN VI SINH THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
      ĐA DẠNG MEN VI SINH THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI

      Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và cung cấp nguồn protein động vật không bị gián đoạn đòi hỏi phải ứng dụng các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi nhanh chóng và quyết liệt. Probiotics là một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội và phù hợp cho chăn nuôi không kháng sinh. Probiotics là vi khuẩn sống giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn có hại tiếp quản.

    • REALTIME PCR CÓ GIÁ TRỊ KHI KẾT QUẢ NHANH VÀ CHÍNH XÁC!
      REALTIME PCR CÓ GIÁ TRỊ KHI KẾT QUẢ NHANH VÀ CHÍNH XÁC!

      Realtime PCR thường được trả kết quả trong 48h, riêng R.E.P Labs thực hiện Realtime PCR và có thể trả kết quả chỉ sau 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu bệnh phẩm.

    • R.E.P BIOTECH CHÀO ĐÓN THẦY CÔ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ THAM QUAN NHÀ MÁY
      R.E.P BIOTECH CHÀO ĐÓN THẦY CÔ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ THAM QUAN NHÀ MÁY

      Trung tâm R.E.P Labs và Nhà máy R.E.P Biotech thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P (R.E.P Biotech) vừa vinh dự đón các thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.

    • TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG MIC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG SINH?
      TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG MIC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG SINH?

      Dựa vào MIC có thể tính toán điều chỉnh liều kháng sinh thích hợp cho đàn vật nuôi, hạn chế sử dụng quá liều gây lãng phí thuốc và nặng hơn là tình trạng kháng kháng sinh trên vật nuôi.