CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?

  • 30/03/2023
  • Theo thống kê của nhachannuoi.com tại thời điểm tháng 12/2022 tổng đàn lợn nước ta ước tính khoảng 26,22 triệu con (chưa bao gồm lợn con theo mẹ), tăng 11,4% so với cùng kỳ. Số lượng đàn lợn đã có dấu hiệu tăng trưởng và tăng tỷ lệ tái đàn sau cuộc khủng hoảng về thịt lợn năm 2019 do Dịch tả Lợn Châu Phi (ASF) gây ra.

    Trải qua các thời kỳ phát triển, chứng kiến những giai đoạn thịnh suy của ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tồn tại song song của các đại dịch từ dịch tả, dịch tai xanh đến lở mồm long móng… trong suốt các thời kỳ. Điều này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại về của cải lẫn sức người trong chăn nuôi lợn. Để hạn chế cũng như giảm tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhà chăn nuôi cần có giải pháp vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa làm tốt công tác an toàn sinh học của trang trại.

    Để tránh lịch sử lặp lại với ngành chăn nuôi như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi vừa qua đòi hỏi phải có sự nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng nổ và lây lan để trở thành cơn đại dịch trong chăn nuôi. Chính vì vậy “Tầm soát dịch bệnh trên lợn” là giải pháp tất yếu đối với nền chăn nuôi hiện tại của nước ta.

    Như chúng ta đã biết trong thực hành quản lý trang trại, việc tầm soát dịch bệnh là một việc tất yếu và cần thiết phải làm. Thế nhưng thực tại cho thấy rất ít các trang trại hay hệ thống chăn nuôi dù nhỏ hay lớn chẳng hề đặt nặng vấn đề này. Đây là một trong những nguyên do chính dẫn đến việc không đánh giá chính xác và hiệu quả sử dụng kháng sinh, vaccine trong công tác phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Cũng như các tác động môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi. Chưa kể đến việc sát trùng vô tội vạ kể từ khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi đã làm xuất hiện hiện tượng nhờn thuốc sát trùng của một số loài vi khuẩn, virus khiến việc sử dụng sát trùng không hiệu quả.

    VẬY LÀM SAO CHĂN NUÔI AN TOÀN & KIỂM SOÁT TỐT DỊCH BỆNH?

    Câu trả lời là “Tầm soát dịch bệnh”! Tầm soát dịch bệnh không chỉ đơn thuần là tầm soát các dịch bệnh hiện hữu bên trong và xung quanh chuồng trại mà còn tầm soát các dịch bệnh tương lai và kiểm soát tốt an toàn sinh học và môi trường cũng như kháng sinh, vaccine sử dụng trong vật nuôi. Chi tiết một chương trình tầm soát sẽ bao gồm:

    Về các dịch bệnh, sẽ tiến hành tầm soát các bệnh thường gặp ở heo như suyễn heo, Dịch tả heo Châu Phi, Lở mồm long móng... nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh dựa trên các phương pháp xét nghiệm hiện đại và khoa học như Realtime PCR, ELISA,…

    Bên cạnh đó chương trình cũng tiến đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh và mức độ kháng kháng sinh của vật chủ trong trại. Từ đó xác định được kháng sinh nào còn hiệu quả trong công tác phòng và trị bệnh với liều lượng nhất định. Cũng như loại nào bị kháng kháng sinh với nồng độ bao nhiêu. Và cũng nhờ việc làm kháng sinh đồ mà có thể phối trộn một số loại kháng sinh lại với nhau để tăng hiệu quả trong công tác phòng và trị bệnh bằng kháng sinh.

    Trong công tác phòng bệnh bằng Vaccine các trang trại phải tích cực đánh giá độ bảo hộ vaccine thông qua việc lấy mẫu máu để phân tích. Thông qua đó chúng ta có thể giải mã trình tự gen để biết được mức độ bảo hộ đến từ vaccine đối với vật nuôi. Ngoài ra, từ việc phân tích mẫu máu có thể xây dựng và phác thảo chương trình vaccine phù hợp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi.

    Thuốc sát trùng cũng quyết định rất lớn đến sự thành bại của công tác phòng chống dịch bệnh. Chính vì thế nhu cầu sử dụng thuốc sát trùng cho trang trại rất lớn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ASF khắp nơi. Để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng thuốc sát trùng phòng chống dịch bệnh cần đánh giá được hiệu quả sử dụng đến đâu và định lượng bao nhiêu mới đạt được hiệu quả. Thông qua phương pháp nuôi cấy virus, vi khuẩn tại từng trại bằng hệ thống đĩa thạch. Có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của thuốc sát trùng của từng trang. Với phương pháp này sẽ xác định được loại thuốc sát trùng trại đang dùng có hiệu quả hay không? Và mức nồng độ nào là hiệu quả nhất nhằm mang lại khả năng sát khuẩn tốt nhất và tiết kiệm được chi phí.

    Từ những khía cạnh trên có thể thấy những lợi ích to lớn của việc tầm soát dịch bệnh cho heo. Tầm soát dịch bệnh chính là chúng ta sẽ đi trước một bước trước khi con vật bị bệnh để tìm ra các tác nhân gây bệnh và hạn chế chúng gây bệnh trên vật nuôi. Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs) định lượng hóa từng cá thể, tất cả những thông số cũng như những phân tích trong suốt chu trình tầm soát để tạo một cơ sở dữ liệu và lưu trữ các dữ liệu về dịch tễ của trang trại lên đám mây. Từ đó khách hàng có thể truy cập vào và sử dụng dữ liệu cũng như trao đổi với đội ngũ chuyên gia khi phát sinh vấn đề trong thực tế sản xuất.

    Trung tâm R.E.P Labs đã áp dụng chương trình tầm soát thực tế trên nhiều trang trại lớn và đạt hiệu quả hơn mong đợi cho nhà chăn nuôi. Vật nuôi hạn chế nhiễm bệnh và việc dùng dinh dưỡng cũng như thuốc thú y sử dụng cho vậy nuôi được cải thiện rõ ràng, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và giảm chi phí hữu hiệu cho nhà chăn nuôi.

    R.E.P Labs tự tin là giải pháp khoa học và thiết thực đem lại chương trình tầm soát dịch bệnh toàn diện, hiệu quả hóa chi phí đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận trong chăn nuôi cho mọi trang trại trong thời kỳ chăn nuôi hiện đại.

    Liên hệ ngay Hotline (𝟬𝟮𝟱𝟭) 𝟴𝟴𝟲 𝟬𝟴𝟬𝟴 để kết nối ngay với Trung tâm R.E.P Labs và xây dựng chương trình tầm soát riêng biệt và hiệu quả cho hệ thống chăn nuôi lợn.

     

    Bài viết liên quan

    • CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?
      CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?

      Để tránh lịch sử lặp lại với ngành chăn nuôi như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi vừa qua đòi hỏi phải có sự nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng nổ và lây lan để trở thành cơn đại dịch trong chăn nuôi. Chính vì vậy “Tầm soát dịch bệnh trên lợn” là giải pháp tất yếu đối với nền chăn nuôi hiện tại của nước ta.

    • XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VỮNG MẠNH – NỀN MÓNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN
      XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VỮNG MẠNH – NỀN MÓNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN

      Tất các các thiết bị kỹ thuật của Trung tâm đều được chọn lọc từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới. Các phương pháp xét nghiệm hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đem lại các kết quả có độ chính xác cao nhất đến Khách hàng.

    • R.E.P BIOTECH ĐẠT 2 GIẢI THƯỞNG THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2020
      R.E.P BIOTECH ĐẠT 2 GIẢI THƯỞNG THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2020

      R.E.P Biotech đạt 2 giải thưởng Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2020

    • ĐA DẠNG MEN VI SINH THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
      ĐA DẠNG MEN VI SINH THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI

      Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và cung cấp nguồn protein động vật không bị gián đoạn đòi hỏi phải ứng dụng các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi nhanh chóng và quyết liệt. Probiotics là một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội và phù hợp cho chăn nuôi không kháng sinh. Probiotics là vi khuẩn sống giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn có hại tiếp quản.

    • R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022
      R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022

      R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022

    • THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU HI CỦA R.E.P LABS LÀ TIỀN ĐỀ CHO RA ĐỜI CHƯƠNG TRÌNH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ TEMBUSU”
      THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU HI CỦA R.E.P LABS LÀ TIỀN ĐỀ CHO RA ĐỜI CHƯƠNG TRÌNH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ TEMBUSU”

      Bên cạnh đó phản ứng này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin Tembusu trên đàn vịt. Chương trình “Đánh giá hiệu quả kháng thể Tembusu” dựa trên thành công của nghiên cứu HI sẽ giúp bà con chăn nuôi đánh giá khả năng bảo hộ vacxin Tembusu và lịch trình làm vacxin hiệu quả nhất cho đàn vịt.

    • TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG MIC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG SINH?
      TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG MIC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG SINH?

      Dựa vào MIC có thể tính toán điều chỉnh liều kháng sinh thích hợp cho đàn vật nuôi, hạn chế sử dụng quá liều gây lãng phí thuốc và nặng hơn là tình trạng kháng kháng sinh trên vật nuôi.

    • BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH
      BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH

      BẤT NGỜ VỚI NHỮNG LỢI ÍCH TỪ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH

    • Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (PROCell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
      Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (PROCell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi

      Bổ sung chế phẩm PROCell B03 trong khẩu phần gà đã tăng tỷ lệ sống cho gà; giảm mật độ E. coli và vi khuẩn hiếu khí tổng; tăng lượng bào tử (B. subtilis) trong đường tiêu hoá.

    • R.E.P BIOTECH TIẾP TỤC LÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG TỐT NHẤT
      R.E.P BIOTECH TIẾP TỤC LÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG TỐT NHẤT

      R.E.P Biotech vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung tốt nhất”. Đây là lần thứ hai liên tiếp R.E.P Biotech nhận được giải thưởng danh giá này.

    • REALTIME PCR CÓ GIÁ TRỊ KHI KẾT QUẢ NHANH VÀ CHÍNH XÁC!
      REALTIME PCR CÓ GIÁ TRỊ KHI KẾT QUẢ NHANH VÀ CHÍNH XÁC!

      Realtime PCR thường được trả kết quả trong 48h, riêng R.E.P Labs thực hiện Realtime PCR và có thể trả kết quả chỉ sau 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu bệnh phẩm.

    •  NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH NẤM PHỔI TRÊN VỊT? CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH?
       NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH NẤM PHỔI TRÊN VỊT? CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH?

      Bệnh nấm phổi là một trong những loại bệnh nguy hiểm, gây chết hàng loạt và ảnh hưởng rất lớn tới năng suất trong chăn nuôi vịt.