REP LABS LÀ ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS TEMBUSU TRÊN VỊT

  • 16/12/2022
  • Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm khác.  Virus này mới lưu hành ở Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu. Với mức độ lây lan nhanh của dịch bệnh Tembusu và thiệt hại do nó gây ra cho ngành chăn nuôi vịt thì việc xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của virus rất cần thiết để có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Một số phương pháp có thể ứng dụng để đánh giá sự lưu hành của virus Tembusu như phát hiện nhanh sự hiện diện của virus bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR hay RT-PCR), phân lập mầm bệnh thông qua gây nhiễm mẫu bệnh phẩm trên phôi trứng hoặc gây nhiễm vào tế bào muỗi Ades albopictus dòng C6/36. Có thể phát hiện gián tiếp sự lưu hành virus thông qua phát hiện kháng thể kháng TMUV bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng trung hòa virus. Trong đó, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.

    1. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là gì?

    Xét nghiệm bệnh Tembusu bằng phương pháp HI giúp xác định vịt có kháng thể chống lại virus Tembusu hay không thông qua phân tích mẫu huyết thanh (HT).

    Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus là có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.

    Phản ứng HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.

    1. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) trong phát hiện Tembusu được thực hiện như thế nào?

    Dựa trên đặc điểm của virus Tembusu, thuộc họ Flavivirus, là những virus có vỏ ngoài và có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu, REP LABS đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy trình xét nghiệm HI đối với mẫu HT vịt cần chẩn đoán có hay không cảm nhiễm TMUV. Phản ứng được thực hiện theo quy trình như sau:

    • Bước 1: Chuẩn bị hồng cầu ngỗng
    • Bước 2: Chuẩn độ kháng nguyên TMUV
    • Bước 3:  Xử lý mẫu HT cần kiểm tra để loại các chất gây ngưng kết không đặc hiệu có trong huyết thanh trước khi làm phản ứng HI.
    • Bước 4: Tiến hành phản ứng: Phản ứng được tiến hành trên phiến nhựa khay vi chuẩn 96 giếng, mẫu huyết thanh vịt được pha loãng theo bậc 2 từ giếng 1-10, giếng 11 làm đối chứng âm tính (chỉ có virus Tembusu và hồng cầu), giếng 12 dùng làm đối chứng dương tính (có chứa TMUV, huyết thanh vịt dương tính với TMUV và hồng cầu ngỗng).
    • Bước 5: Đọc kết quả
      • Phản ứng dương tính: có hiện tượng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI xảy ra do trong huyết thanh có kháng thể nên kháng thể kết hợp với kháng nguyên làm cho hồng cầu lắng tụ xuống (tương tự đối chứng dương).
      • Phản ứng âm tính: hồng cầu liên kết với kháng nguyên tạo thành mạng lưới liên kết.

    Thẩm định phản ứng: REP LABS đã tiến hành kiểm nghiệm độ đặc hiệu của phản ứng bằng cách làm thí nghiệm đồng thời với các virus gây bệnh Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Kết quả cho thấy không gây phản ứng chéo với virus gây bệnh Newcastle (NDV) và virus gây hội chứng giảm đẻ ở gia cầm (EDS). Vậy phản ứng HI của TMUV đặc hiệu với NDV và EDS.

     

    Hình 1. Vịt có dấu hiệu nghi nhiễm virus Tembusu, lấy mẫu gan làm xét nghiệm Realtime PCR và phân lập virus cho kết quả dương tính

     

    Hình 2. Kết quả xét nghiệm HI tìm kháng thể kháng virus Tembusu ở vịt sau khi tiêm vaccine sau 28 ngày

    Như vậy, REP LABS đã hoàn thiện và áp dụng HI thành công cho virus Tembusu. Điều này sẽ giúp tầm soát và đánh giá được sự lưu hành của virus TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, qua đó có thể giúp cho người chăn nuôi vịt đặc biệt vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng  hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Trong bối cảnh chưa có công bố về loại vaccine phòng bệnh Tembusu được kiểm nghiệm và lưu hành chính thức, việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng bằng phương pháp HI là biện pháp cần thiết giúp cho người chăn nuôi có những chọn lựa vaccine thích hợp nhằm phòng chống bệnh Tembusu trên vịt.

    R.E.P Biotech

     

     

     

     

    Bài viết liên quan

    • CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIA CẦM KHỎE MẠNH KHI VỪA MỚI NỞ ?
      CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIA CẦM KHỎE MẠNH KHI VỪA MỚI NỞ ?

      Giai đoạn gia cầm con mới nở là một giai đoạn vô cùng quan trọng cho quãng đời phát triển Trong giai đoạn này thể trạng của con non còn yếu, hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện khiến gà rất dễ mắc bệnh và làm tăng tỷ lệ chết.

    • NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI TÔM GIAO MÙA, MÙA MƯA
      NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI TÔM GIAO MÙA, MÙA MƯA

    • CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?
      CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?

      Để tránh lịch sử lặp lại với ngành chăn nuôi như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi vừa qua đòi hỏi phải có sự nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng nổ và lây lan để trở thành cơn đại dịch trong chăn nuôi. Chính vì vậy “Tầm soát dịch bệnh trên lợn” là giải pháp tất yếu đối với nền chăn nuôi hiện tại của nước ta.

    • GIAN HÀNG E27 - TỌA ĐỘ CỦA R.E.P BIOTECH TẠI VIETSHRIMP 2025
      GIAN HÀNG E27 - TỌA ĐỘ CỦA R.E.P BIOTECH TẠI VIETSHRIMP 2025

      R.E.P Biotech đến Vietshrimp 2025 👉 Mang đến các sản phẩm #An_toàn - #Chất_lượng 👉 Cung cấp các #Giải_pháp_tối_ưu mang tính khoa học cao 👉 Xây dựng các #Quan_hệ_hợp_tác lâu dài bền vững

    • BỘ ĐÔI TĂNG TRỌNG HEO THỊT
      BỘ ĐÔI TĂNG TRỌNG HEO THỊT

      HỒNG HÀO - ĐỎ THỊT - TĂNG CƠ - TẠO NẠC!

    • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CÔNG SUẤT 25.000 TẤN/ NĂM.
      CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CÔNG SUẤT 25.000 TẤN/ NĂM.

      Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sinh Học R.E.P (R.E.P Biotech) Quy Mô Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay

    • HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GÀ DO NHIỄM KHUẨN VÀ  GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỊ
      HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GÀ DO NHIỄM KHUẨN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỊ

      Trong chăn nuôi gà công nghiêp, bán công nghiệp bệnh viêm đường hô hấp là một bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Viêm đường hô hấp có thể do một số nguyên nhân thường gặp

    • NHÀ MÁY R.E.P BIOTECH TIỀM NĂNG VƯƠN XA QUỐC TẾ
      NHÀ MÁY R.E.P BIOTECH TIỀM NĂNG VƯƠN XA QUỐC TẾ

      R.E.P Biotech đầu tư nhà máy với Quy mô nhà máy 9.000 m2, đáp ứng công suất sản xuất sản phẩm lên đến 21.000 tấn/ năm.

    • R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022
      R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022

      R.E.P BIOTECH VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG TẠI VIETSTOCK 2022

    • MỞ RỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM R.E.P LABS TẠI CÁC ĐẠI LÝ
      MỞ RỘNG HỆ THỐNG ĐIỂM NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM R.E.P LABS TẠI CÁC ĐẠI LÝ

      Để việc gửi mẫu xét nghiệm không còn là trở ngại trong quá trình xét nghiệm, phân tích, tầm soát trong trang trại. Ngoài 8 điểm nhận mẫu cố định, R.E.P Labs mở rộng hệ thống điểm nhận mẫu xét nghiệm tại Đại lý phủ khắp các tỉnh thành như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bến Tre,...

    • R.E.P BIOTECH VÀ ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÝ KẾT HỢP TÁC LIÊN KẾT CHƯƠNG TRÌNH CO-OP 
      R.E.P BIOTECH VÀ ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÝ KẾT HỢP TÁC LIÊN KẾT CHƯƠNG TRÌNH CO-OP 

      R.E.P Biotech cùng Trường Đại học Mở TP. HCM đã ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường về liên kết triển khai và phối hợp thực hiện chương trình CO-OP

    • R.E.P BIOTECH VÀ HỆ SINH THÁI ĐEM ĐẾN TRONG HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2023
      R.E.P BIOTECH VÀ HỆ SINH THÁI ĐEM ĐẾN TRONG HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2023

      Trong Hội nghị lần này, R.E.P Biotech đem đến hệ sinh thái đa dạng về các sản phẩm dinh dưỡng và miễn dịch cho vật nuôi góp phần tạo nên một giải pháp toàn diện trong chăn nuôi. Tính đến nay các dòng sản phẩm dinh dưỡng, Premix, Kháng sinh, phụ gia của R.E.P Biotech đang được cung ứng và phân phối trên hệ thống toàn quốc. Bên cạnh đó Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P cũng đang trở thành địa chỉ tin cậy để kiểm soát dịch bệnh và nâng cao an toàn sinh học trang trại trong chăn nuôi.