REP LABS LÀ ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS TEMBUSU TRÊN VỊT
Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm khác. Virus này mới lưu hành ở Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu. Với mức độ lây lan nhanh của dịch bệnh Tembusu và thiệt hại do nó gây ra cho ngành chăn nuôi vịt thì việc xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của virus rất cần thiết để có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Một số phương pháp có thể ứng dụng để đánh giá sự lưu hành của virus Tembusu như phát hiện nhanh sự hiện diện của virus bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR hay RT-PCR), phân lập mầm bệnh thông qua gây nhiễm mẫu bệnh phẩm trên phôi trứng hoặc gây nhiễm vào tế bào muỗi Ades albopictus dòng C6/36. Có thể phát hiện gián tiếp sự lưu hành virus thông qua phát hiện kháng thể kháng TMUV bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng trung hòa virus. Trong đó, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
- Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là gì?
Xét nghiệm bệnh Tembusu bằng phương pháp HI giúp xác định vịt có kháng thể chống lại virus Tembusu hay không thông qua phân tích mẫu huyết thanh (HT).
Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus là có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.
Phản ứng HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.
- Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) trong phát hiện Tembusu được thực hiện như thế nào?
Dựa trên đặc điểm của virus Tembusu, thuộc họ Flavivirus, là những virus có vỏ ngoài và có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu, REP LABS đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy trình xét nghiệm HI đối với mẫu HT vịt cần chẩn đoán có hay không cảm nhiễm TMUV. Phản ứng được thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồng cầu ngỗng
- Bước 2: Chuẩn độ kháng nguyên TMUV
- Bước 3: Xử lý mẫu HT cần kiểm tra để loại các chất gây ngưng kết không đặc hiệu có trong huyết thanh trước khi làm phản ứng HI.
- Bước 4: Tiến hành phản ứng: Phản ứng được tiến hành trên phiến nhựa khay vi chuẩn 96 giếng, mẫu huyết thanh vịt được pha loãng theo bậc 2 từ giếng 1-10, giếng 11 làm đối chứng âm tính (chỉ có virus Tembusu và hồng cầu), giếng 12 dùng làm đối chứng dương tính (có chứa TMUV, huyết thanh vịt dương tính với TMUV và hồng cầu ngỗng).
- Bước 5: Đọc kết quả
- Phản ứng dương tính: có hiện tượng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI xảy ra do trong huyết thanh có kháng thể nên kháng thể kết hợp với kháng nguyên làm cho hồng cầu lắng tụ xuống (tương tự đối chứng dương).
- Phản ứng âm tính: hồng cầu liên kết với kháng nguyên tạo thành mạng lưới liên kết.
Thẩm định phản ứng: REP LABS đã tiến hành kiểm nghiệm độ đặc hiệu của phản ứng bằng cách làm thí nghiệm đồng thời với các virus gây bệnh Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Kết quả cho thấy không gây phản ứng chéo với virus gây bệnh Newcastle (NDV) và virus gây hội chứng giảm đẻ ở gia cầm (EDS). Vậy phản ứng HI của TMUV đặc hiệu với NDV và EDS.
Hình 1. Vịt có dấu hiệu nghi nhiễm virus Tembusu, lấy mẫu gan làm xét nghiệm Realtime PCR và phân lập virus cho kết quả dương tính
Hình 2. Kết quả xét nghiệm HI tìm kháng thể kháng virus Tembusu ở vịt sau khi tiêm vaccine sau 28 ngày
Như vậy, REP LABS đã hoàn thiện và áp dụng HI thành công cho virus Tembusu. Điều này sẽ giúp tầm soát và đánh giá được sự lưu hành của virus TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, qua đó có thể giúp cho người chăn nuôi vịt đặc biệt vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Trong bối cảnh chưa có công bố về loại vaccine phòng bệnh Tembusu được kiểm nghiệm và lưu hành chính thức, việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng bằng phương pháp HI là biện pháp cần thiết giúp cho người chăn nuôi có những chọn lựa vaccine thích hợp nhằm phòng chống bệnh Tembusu trên vịt.
R.E.P Biotech
Bài viết liên quan
-
HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NGÀNH HEO TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT – PST 2025
Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai phối hợp cùng Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ và Câu lạc bộ Ngành Heo Việt Nam chủ trì Hội Nghị PST 2025 với chủ đề “Từ khoa học cơ bản đến ứng dụng - Từ trang trại đến bàn ăn”.
-
CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TẦM SOÁT DỊCH BỆNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRANG TRẠI LỢN?
Để tránh lịch sử lặp lại với ngành chăn nuôi như cuộc khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi vừa qua đòi hỏi phải có sự nhất quán trong công tác phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng nổ và lây lan để trở thành cơn đại dịch trong chăn nuôi. Chính vì vậy “Tầm soát dịch bệnh trên lợn” là giải pháp tất yếu đối với nền chăn nuôi hiện tại của nước ta.
-
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH – XÉT NGHIỆM – TẦM SOÁT R.E.P (R.E.P Laboratories) ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO/IEC 17025:2017.
R.E.P (Laboratories) ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO/IEC 17025:2017 CẤP QUỐC TẾ.
-
TẠI SAO R.E.P BIOTECH LÀ ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA NHIỀU DOANH NGHIỆP??
-
THÀNH CÔNG TRONG NGHIÊN CỨU HI CỦA R.E.P LABS LÀ TIỀN ĐỀ CHO RA ĐỜI CHƯƠNG TRÌNH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG THỂ TEMBUSU”
Bên cạnh đó phản ứng này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin Tembusu trên đàn vịt. Chương trình “Đánh giá hiệu quả kháng thể Tembusu” dựa trên thành công của nghiên cứu HI sẽ giúp bà con chăn nuôi đánh giá khả năng bảo hộ vacxin Tembusu và lịch trình làm vacxin hiệu quả nhất cho đàn vịt.
-
R.E.P BIOTECH CHÀO ĐÓN ĐOÀN KHÁCH ĐẶC BIỆT NHÂN DỊP QUỐC TẾ THIẾU NHI
Nhà máy R.E.P chào đón đoàn khách cực kỳ đặc biệt là các con của CBCNV đang lao động và làm việc ở R.E.P Biotech đến tham quan nhà máy và Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Tầm soát - Xét nghiệm R.E.P.
-
KHÁNG SINH QC - ƯU CHẤT VƯỢT TRỘI CHO HIỆU QUẢ TỐI ƯU
Kháng sinh QC cam kết hàm lượng đúng 100% như đã công bố và hiệu quả tối ưu dựa trên kiểm nghiệm thực tế.
-
R.E.P BIOTECH CHÀO ĐÓN THẦY CÔ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ THAM QUAN NHÀ MÁY
Trung tâm R.E.P Labs và Nhà máy R.E.P Biotech thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P (R.E.P Biotech) vừa vinh dự đón các thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.
-
R.E.P BIOTECH VÀ BENTOLI KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VỀ PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM PHỤ GIA NHẬP KHẨU
Hôm ngày 15/09/2023, tại nhà máy R.E.P Biotech đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa R.E.P Biotech và BENTOLI Group.
-
ĐA DẠNG MEN VI SINH THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và cung cấp nguồn protein động vật không bị gián đoạn đòi hỏi phải ứng dụng các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi nhanh chóng và quyết liệt. Probiotics là một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội và phù hợp cho chăn nuôi không kháng sinh. Probiotics là vi khuẩn sống giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa vi khuẩn có hại tiếp quản.
-
REP LABS LÀ ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS TEMBUSU TRÊN VỊT
REP LABS LÀ ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN THÀNH CÔNG TRONG ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS TEMBUSU TRÊN VỊT
-
R.E.P BIOTECH VÀ BAF KÝ KẾT HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ DƯỢC LIỆU VẬN HÀNH THEO MÔ HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngày 25/10, R.E.P Biotech đón tiếp Công ty CP NN BaF Việt Nam đến tham quan và ký kết hợp tác phát triển các sản phẩm, dịch vụ Labs và nghiên cứu khoa học tại nhà máy Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trong buổi tham quan và làm việc, hai bên đã cùng thảo luận các công trình nghiên cứu khoa học, các sản phẩm khoa học công nghệ sinh học theo hướng hữu cơ đã và đang được ứng dụng sản xuất đại trà có hiệu quả kinh tế cao, có tính nhân văn sâu sắc.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC