ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm khác. Virus này mới lưu hành ở Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu.
Với mức độ lây lan nhanh của dịch bệnh Tembusu và thiệt hại do nó gây ra cho ngành chăn nuôi vịt thì việc xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của virus rất cần thiết để có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Một số phương pháp có thể ứng dụng để đánh giá sự lưu hành của virus Tembusu như phát hiện nhanh sự hiện diện của virus bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR hay RT-PCR), phân lập mầm bệnh thông qua gây nhiễm mẫu bệnh phẩm trên phôi trứng hoặc gây nhiễm vào tế bào muỗi Ades albopictus dòng C6/36.
Có thể phát hiện gián tiếp sự lưu hành virus thông qua phát hiện kháng thể kháng TMUV bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng trung hoà virus. Trong đó, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là gì?
Xét nghiệm bệnh Tembusu bằng phương pháp HI giúp xác định vịt có kháng thể chống lại virus Tembusu hay không thông qua phân tích mẫu huyết thanh (HT).
Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus là có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.
Phản ứng HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như Newcastle, cúm gia cầm và hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) trong phát hiện Tembusu được thực hiện như thế nào?
Dựa trên đặc điểm của virus Tembusu, thuộc họ Flavivirus, là những virus có vỏ ngoài và có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu, Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (viết tắc là R.E.P LABS, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy trình xét nghiệm HI đối với mẫu HT vịt cần chẩn đoán có hay không cảm nhiễm TMUV.
Phản ứng được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồng cầu ngỗng
Bước 2: Chuẩn độ kháng nguyên TMUV
Bước 3: Xử lý mẫu HT cần kiểm tra để loại các chất gây ngưng kết không đặc hiệu có trong huyết thanh trước khi làm phản ứng HI.
Bước 4: Tiến hành phản ứng. Phản ứng được tiến hành trên phiến nhựa khay vi chuẩn 96 giếng, mẫu huyết thanh vịt được pha loãng theo bậc 2 từ giếng 1-10, giếng 11 làm đối chứng âm tính (chỉ có virus Tembusu và hồng cầu), giếng 12 dùng làm đối chứng dương tính (có chứa TMUV, huyết thanh vịt dương tính với TMUV và hồng cầu ngỗng).
Bước 5: Đọc kết quả
Nếu phản ứng dương tính: Có hiện tượng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI xảy ra do trong huyết thanh có kháng thể nên kháng thể kết hợp với kháng nguyên làm cho hồng cầu lắng tụ xuống (tương tự đối chứng dương).
Nếu phản ứng âm tính: Hồng cầu liên kết với kháng nguyên tạo thành mạng lưới liên kết.
Thẩm định phản ứng: R.E.P LABS đã tiến hành kiểm nghiệm độ đặc hiệu của phản ứng bằng cách làm thí nghiệm đồng thời với các virus gây bệnh Newcastle và hội chứng giảm đẻ.
Kết quả cho thấy không gây phản ứng chéo với virus gây bệnh Newcastle (NDV) và virus gây hội chứng giảm đẻ ở gia cầm (EDS). Vậy phản ứng HI của TMUV đặc hiệu với NDV và EDS.
Như vậy, R.E.P LABS đã hoàn thiện và áp dụng HI thành công cho virus Tembusu. Điều này sẽ giúp tầm soát và đánh giá được sự lưu hành của virus TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, qua đó có thể giúp cho người chăn nuôi vịt đặc biệt vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Trong bối cảnh chưa có công bố về loại vaccine phòng bệnh Tembusu được kiểm nghiệm và lưu hành chính thức, việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng bằng phương pháp HI là biện pháp cần thiết giúp cho người chăn nuôi có những chọn lựa vaccine thích hợp nhằm phòng chống bệnh Tembusu trên vịt.
Theo Báo Nông nghiệp đưa tin
Bài viết liên quan
-
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
-
VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
-
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.
-
𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF
Được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc – 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 của Kilco do R.E.P Biotech phân phối độc quyền là thuốc sát trùng phổ rộng có khả năng tiêu diệt virus ASF. Giúp hạn chế và ngăn ngừa virus ASF gây bệnh trên đàn heo.
-
CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC
Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/2/2023 diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm có nhiều chuyển biến tương đối tốt.
-
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.
-
TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.
-
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?
Ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều. Một trong những giải pháp ưu việt được sử dụng rộng rãi đó chính là “Kháng sinh đồ”. Phương pháp này có thể đánh giá được loại kháng sinh hiệu quả và liều lượng tối ưu nhất để sử dụng cho vật nuôi. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng để sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn hơn.
-
NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.
-
THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.
-
BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
-
PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC