PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong xu hướng chăn nuôi công nghiệp muốn rút ngắn thời gian nuôi thì việc nâng cao tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn sẽ dẫn đến lượng đạm dư thừa trong ruột già tăng lên đây là cơ hội lớn cho các vi sinh vật đường ruột phát triển tăng sinh số lượng quá mức.
Khi mất cân bằng giữa nhóm vi khuẩn có lợi và có hại, nhóm vi khuẩn đường ruột như E. coli, Salmonella, Clostrodium tăng sinh quá độ sẽ làm giảm khả năng tái hấp thu nước ở ruột già dẫn đến tiêu chảy ở động vật. Trước đây khi kháng sinh được phép sử dụng rộng rãi thì người chăn nuôi và các công ty sản xuất cám đã xem nó như vũ khí để cân bằng hệ vi sinh có hại.
Tuy nhiên bối cảnh kháng sinh sử dụng nghiêm ngặt chỉ khi có bệnh nhiễm khuẩn mới được phép kê đơn kháng sinh, vậy nên trong bối cảnh chăn nuôi an toàn sinh học chưa đảm bảo thì việc gia tăng các bệnh vi khuẩn đường ruột như một dự báo sẽ xảy ra với xác suất rất cao. Probiotic có những tác dụng đã được khoa học kiểm chứng như:
- Thứ nhất: Cạnh tranh vị trí bám với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột từ đó thiết lập được sự cân bằng giữa vi sinh có lợi và vi sinh đường ruột.
- Thứ hai: Bản thân probiotic có các chất kháng khuẩn tự nhiên có thể ức chế sự phát triển vi khuẩn đường ruột.
- Thứ ba: Nâng cao chuyển hoá thức ăn nhờ chứa các enzyme tiêu hoá như amilase, lipase, protease.
Với những ưu điểm vượt trội đó nên probiotic khi ứng dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm không chỉ nâng cao tỷ lệ tiêu hoá thức ăn mà còn tăng sức khoẻ đường ruột phòng chống các bệnh tiêu chảy trên gia súc gia cầm mà còn giá trị lớn hướng đến làm góp phần hạn chế kháng kháng sinh và bảo vệ môi trường.
Như vậy, Probiotic luôn đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi, tận dụng hiệu quả probiotic sẽ giúp cho nhà chăn nuôi nâng cao năng suất hữu hiệu trong thời buổi chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố môi trường.
-Theo Phòng kỹ thuật R.E.P Biotech-
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P
- 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -
10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
info@repbiotech.com
0983 024 940
Bài viết liên quan
-
HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
“Hội nghị hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn” sẽ diễn ra vào ngày 11/07/2023 sắp tới tại Thủ đô Hà Nội.
-
KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO
AntiSTRESS là hỗn hợp cân bằng các chất điện giải, Vitamin nhằm cung cấp cho thú nuôi trong các trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thời tiết thay đổi, ….Chống stress do các nguyên nhân chuyển chuồng, vận chuyển, tiêm phòng, thay đổi thức ăn và thời tiết thay đổi
-
TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.
-
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
-
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.
-
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?
Ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều. Một trong những giải pháp ưu việt được sử dụng rộng rãi đó chính là “Kháng sinh đồ”. Phương pháp này có thể đánh giá được loại kháng sinh hiệu quả và liều lượng tối ưu nhất để sử dụng cho vật nuôi. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng để sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn hơn.
-
TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.
-
PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra
-
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.
-
XU HƯỚNG TIÊU THỤ PROTEIN ĐÔNG VẬT ĐẾN NĂM 20230
Trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống, khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang tạo áp lực tài chính lên người tiêu dùng, nhưng nhu cầu đối với protein động vật sẽ không giảm.
-
ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
-
BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC