PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT

  • 03/07/2024
  • Bệnh Newcastle là gì?
    Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm rất lây lan do virus vi-rút paramyxo gây ra trên hầu hết các loài gia cầm với triệu chứng bệnh rất điển hình theo từng thể mắc.

    Triệu chứng

    - Thể quá cấp: thể này bệnh tiến triển rất nhanh, cút có thể chết trong 24 - 48 giờ với biểu hiện chung: sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, sả cánh, gục đầu, rụt cổ, khó thở

    - Thể cấp: cút ủ ũ, ăn ít sau đó bỏ ăn, có xu hướng uống nhiều nước, lông xù, sã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ. Da tím tái, xuất huyết hay thủy thủng ở mào và tích. Cút có biểu hiện khó thở, thở khò khè, nhiều dịch nhờn chảy từ mũi và mỏ. Diều căng to, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân xanh trắng hoặc trắng xám mùi tanh. Năng suất giảm, vỏ trứng mềm, tăng tỷ lệ trứng vỏ trắng. Rối loạn thần kinh, vận động, chim mắc bệnh 2-4 ngày rồi chết

    - Thể mãn tính: Thường xảy ra sau đợt dịch. Chim ngoẻo đầu, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, mất thăng bằng, có khi quay vòng tròn. Chim chết do rối loạn hô hấp, thần kinh, kiệt sức.

    Nếu nhiễm chủng virus Newcastle độc lực cao thì tỷ lệ chết lên tới 80-100% (1-2 ngày: 20%; 3 ngày 50%; 4-5 ngày: 80% - 100%).

    Bệnh tích

    Xuất huyết đường tiêu hóa ở nhiều vị trí:

    Diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ loét xuất huyết

    - Thành ruột chứa hơi tích nhiều nước và có thể suất huyết sung huyết

    - Ngã ba van hồi mang tràng viêm loét

    - Túi khí bị viêm, chứa nhiều dịch sung huyết, xuất huyết phổi, khí quản, phế quản

    - Nếu cút đẻ có them biểu hiện teo buồng trứng và kém phát triển

    Nang trứng bị thoái hóa, méo mó, nhiều tế bào bị viêm, tổ chức xơ phát triển làm liên kết của buồng trứng bị dày lên. Chim đẻ trứng non, vỏ mềm, màu nâu đen khác hoàn toàn so với trứng cút bình thường, tăng tỷ lệ trứng vỏ trắng. Khi đã mắc bệnh ND, dù đàn cút có vượt qua được thì hệ sống sinh sản cũng đã bị ảnh hưởng, năng suất trứng sẽ không thể hồi phục hoàn toàn.

    Truyền lây

    - Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp từ con ốm sang con khỏe

    - Qua đường ăn, uống hoặc phương tiện, dụng cụ

    - Gió có thể mang và phát tán mầm bệnh tới 5km

    - Các loài như chó, chim, động vật hoang dã có thể mang trùng

    - Dịch tiết và phân chứa lượng lớn virus

    Phòng và điều trị

    Bệnh ND hiện chưa có thuốc đặc trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vaccine và thực hiện an toàn sinh học để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Hiện tại các trang trại chăn nuôi chim cút chưa chú trọng việc làm vaccine ND, cũng như chưa có nhiều kết quả nghiên cứu giúp cho người chăn nuôi tham chiếu. Vậy câu hỏi đặt ra là nên làm vaccine ND như thế nào để nâng cao hiệu quả phòng bệnh ? Nếu trại chưa từng làm vaccine ND thì cần tầm soát huyết thanh để xem mức độ lưu hành của virus từ đó có cơ sở cho việc làm vaccine ND phòng bệnh Newcastle.

    Để đánh giá được hiệu quả của chương trình vaccine Newcastle trên cút, trại cần làm xét nghiệm định lượng kháng thể.

    Khi phát hiện bệnh cần cách ly ngay và tiến hành vệ sinh chuồng trại khử trùng chuồng trại ngày 1 lần. Sử dụng vaccine Newcastle nhỏ hoặc tiêm liều gấp 2 lần để dập dịch. Đồng thời bổ sung điện giải, hạ sốt, vitamin để tăng sức đề kháng cho cút.

    Chăn nuôi cút đã và đang đem lại sinh kế ổn định cho bà con chăn nuôi, tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế tốt từ con cút, công tác phòng các bệnh ảnh hưởng đến năng suất như Newcaslte là hết sức quan trọng.

    CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P

    - 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -

    🏤 10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai

    📧 info@repbiotech.com

    ☎ 0983 024 940

    Bài viết liên quan

    • DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG
      DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG

      Chế độ dinh dưỡng cho heo thịt từ sơ sinh đển heo xuất chuồng. Tìm hiểu ngay

    • AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
      AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

      Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    • HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là sự kiện luôn được mong đợi từ các các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội, các doanh nghiệp, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Năm 2023 Hội nghị với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” sẽ là điểm đến đa giá trị đối với nền chăn nuôi trong thời kỳ hiện đại.

    • 12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
      12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ

      Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…

    • HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
      HỘI NGHỊ HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

      “Hội nghị hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn” sẽ diễn ra vào ngày 11/07/2023 sắp tới tại Thủ đô Hà Nội.

    • TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
      TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ

      Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.

    • PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
      PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI

      Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra

    • BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI
      BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI

      Các sở ban ngành đã và đang đẩy mạnh thanh tra, xử phạt các đơn vị sản xuất và phân phối thuốc thú y không rõ nguồn gốc, không đúng thành phần và hàm lượng

    • KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO
      KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO

      AntiSTRESS là hỗn hợp cân bằng các chất điện giải, Vitamin nhằm cung cấp cho thú nuôi trong các trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thời tiết thay đổi, ….Chống stress do các nguyên nhân chuyển chuồng, vận chuyển, tiêm phòng, thay đổi thức ăn và thời tiết thay đổi 

    • NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
      NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG

      Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.

    • NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
      NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

      Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

    • NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN
      NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN

      Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, cùng một điều kiện nuôi thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí chung từ 50 – 70% và có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản