BÁO ĐỘNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI

  • 08/07/2025
  • Tình trạng đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi

    Lượng thuốc kháng sinh được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi chiếm tới 73% - là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện và phổ biến hiện tượng kháng kháng sinh trên toàn cầu, xuất phát phần lớn đến từ việc sử dụng không hiệu quả kháng sinh trong chăn nuôi và sử dụng thịt tồn dư kháng sinh (Thomas và ctv, 2015) gây nên tổn thất về kinh tế và trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của toàn cầu (WHO, 2015).

    Từ những năm 1960, người ta đã xác định được mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng và sự gia tăng tình trạng kháng nhiều loại thuốc. Đến năm 2015, theo báo cáo của WHO việc sử dụng kháng sinh tỷ lệ cao cho mục đích phòng bệnh có thể dẫn đến dư lượng kháng sinh trong thực phẩm và góp phần làm tăng vi khuẩn kháng thuốc.

    Việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi chủ yếu được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính:

    ⚡️Điều trị nhiễm trùng,

    ⚡️Ngăn ngừa động vật có nguy cơ bị nhiễm trùng

    ⚡️Bổ sung trong thức ăn để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng

    Trong đó, nhóm Tetracycline được sử dụng phổ biến nhờ phổ kháng khuẩn rộng điều trị hiệu quả với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp; hấp thu qua đường tiêu hóa và khả năng hòa tan tốt; giá thành thấp. Kháng sinh nhóm Tetracycline đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho vật nuôi ở các trại chăn nuôi heo quy mô lớn.

    Nhóm Quinolones và Aminoglycoside sử dụng phổ biến để điều trị dự phòng và điều trị bệnh vì có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các bệnh nguy hiểm hoặc nghi ngờ sẽ phát bệnh nặng.

    Cyclicpolypeptide (đại diện là colistin) là nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc như E. coli hoặc Klebsiella pneumoniae (Falagas và Kasiakou, 2005). Colistin đã bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo Điều 12, Nghị định 13/2020/NĐ‑CP.

    Nguồn: Nguyễn Nữ Mai Thơ và cs, 2025

    Y học hiện đại được xây dựng xung quanh thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nỗi sợ về khả năng nhiễm trùng không thể chữa trị ngày một rõ ràng và nghiêm trọng do tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc phổ biến trên toàn thế giới.

    Đặc biệt là khi xét đến sự phổ biến của vi khuẩn Gram âm — Klebsiella pneumoniaeAcinetobacter baumannii —thường được phân lập trong môi trường bệnh viện và cụ thể hơn là trong các khoa chăm sóc đặc biệt. Vi khuẩn kháng thuốc cũng cho thấy khả năng kháng thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất, chẳng hạn như carbapenem.

    Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2023, số ca tử vong do kháng thuốc kháng sinh (AMR) sẽ tăng vọt vào năm 2050. Châu Á là khu vực được dự đoán sẽ chứng kiến số ca tử vong liên quan tới AMR cao nhất.

    Nguồn: Statista.com

    Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy có tới 6,22 triệu ca tử vong liên quan đến và trực tiếp do AMR do vi khuẩn. Con số này hiện cao hơn nhiều so với số ca tử vong do các căn bệnh chết người là HIV/AIDS và sốt rét trong cùng năm

    ARB (vi khuẩn kháng kháng sinh) và ARG (gen kháng kháng sinh) trong động vật làm thực phẩm được coi là chất gây ô nhiễm mới nổi gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

    Những vi khuẩn này thường phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh thông qua một số cơ chế kháng thuốc khác nhau, bao gồm:

    • Chặn các vị trí mục tiêu của kháng sinh
    • Thay đổi tính thấm của màng tế bào
    • Sản xuất các enzyme bất hoạt kháng sinh

    Nguồn: R.E.P Labs

    Giải pháp sử dụng kháng sinh có kiểm soát

    Kháng kháng sinh trong chăn nuôi không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã trở thành thực tế đáng lo ngại và gây ra những tác động nhãn tiền nghiêm trọng. R.E.P Labs đề xuất các giải pháp sử dụng kháng sinh có kiểm soát như sau:

    Chương trình tầm soát

    • Phát hiện sớm mầm bệnh trước khi bùng phát lâm sàng
    • Giám sát mức độ đề kháng kháng sinh để định hướng phác đồ điều trị.
    • Giảm thiểu sử dụng kháng sinh không cần thiết, tránh sử dụng kháng sinh theo quần thể.

    Sản phẩm thay thế kháng sinh

    Tuy không trực tiếp diệt khuẩn như kháng sinh, nhưng các sản phẩm thay thế có những cơ chế riêng để hỗ trợ miễn dịch, kiểm soát vi sinh vật và cải thiện sức khỏe vật nuôi. Các nhóm sản phẩm đề xuất:

    • Probiotic – Prebiotic – Enzyme: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng tiêu hóa.
    • Acid hữu cơ: Ức chế vi khuẩn đường ruột.
    • Chiết xuất thảo dược: Có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, chống viêm.
    • Chất điều biến miễn dịch: Beta-glucan, nucleotides, colostrum, chiết xuất tế bào miễn dịch...

    Sử dụng vắc-xin

    Vắc-xin là một trong các cách người nuôi chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho đàn đàn vật nuôi. Nhà chăn nuôi nên ưu tiên sử dụng vắc-xin từ các nhà cung cấp uy tín. Bên cạnh đó, cần thực hiện đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin tại thực địa để có chương trình chủng ngừa phù hợp.

    Kháng sinh đồ MIC

    Phương pháp kháng sinh đồ MIC của R.E.P Labs giúp chọn kháng sinh nhạy và tính liều điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, trung tâm phát triển chương trình kháng sinh đồ theo bệnh hô hấp, tiêu hóa hỗ trợ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị. Phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp kháng sinh đồ MIC cho từng tác nhân riêng lẻ giúp: tránh bỏ sót tác nhân, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho nhà chăn nuôi.

    Kháng sinh đồ theo bệnh sẽ phân lập tất cả các con vi khuẩn gây bệnh hô hấp hay tiêu hóa có trong mẫu bệnh phẩm, sau đó chọn ra một loại kháng sinh nhạy với tất cả các các con vi khuẩn phân lập được và tính liều điều trị hiệu quả.

    Tình trạng đề kháng kháng sinh nói chung và trong chăn nuôi nói riêng đang ở mức báo động. Ngành Chăn nuôi Thú y cần truyền thông rộng rãi hơn nữa mức độ nghiêm trọng của kháng kháng sinh đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và ảnh hưởng sức khỏe con người. Đồng thời tăng cường áp dụng những giải pháp sử dụng kháng sinh có kiểm soát.

    R.E.P Biotech

    Nguồn tài liệu:

    1. Nguyễn Nữ Mai Thơ và cs, 2025. Hiện trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lơn tại các trại quy mô lớn ở khu vực Đông Nam Bộ. Tạp chí Chăn nuôi số 6 – tháng 6/2025

    2. Roberto Bava and et al.2024. Antimicrobial Resistance in Livestock: A Serious Threat to Public Health

    3. Sriniwas Pandey and et al.2024. Antibiotic resistance in livestock, environment and humans: One Health perspective

    4. https://www.statista.com/chart/3095/drug-resistant-infections/

    Bài viết liên quan:

    Kháng sinh đồ MIC - Công cụ sử dụng kháng sinh có kiểm soát

    Việt Nam quyết liệt ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh

     

    Bài viết liên quan

    • BÁO ĐỘNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI
      BÁO ĐỘNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI

      Lượng thuốc kháng sinh được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi chiếm tới 73% - là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện và phổ biến hiện tượng kháng kháng sinh trên toàn cầu

    • HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
      HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU

      Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019 (Đặng Hữu Anh và cs., 2020).

    • CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT
      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT

      CÁCH ÚM GIA CẦM HIỆU QUẢ – TĂNG TỶ LỆ SỐNG SÓT. Khi úm cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    • XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG
      XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG

      Sau khi trời mưa, bà con cần tiến hành tháo nước mưa thừa ra khỏi bề mặt ao, đồng thời kiểm tra chất lượng nước ao nuôi. Nếu thấy hàm lượng pH giảm, hãy bón vôi để lấy lại cân bằng. Bên cạnh đó, bà con nên trộn thêm Vitamin C, muối và kali vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu.

    • TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
      TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.

      Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.

    • DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG
      DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG

      Chế độ dinh dưỡng cho heo thịt từ sơ sinh đển heo xuất chuồng. Tìm hiểu ngay

    • 12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
      12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ

      Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…

    • 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF
      𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF

      Được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc – 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 của Kilco do R.E.P Biotech phân phối độc quyền là thuốc sát trùng phổ rộng có khả năng tiêu diệt virus ASF. Giúp hạn chế và ngăn ngừa virus ASF gây bệnh trên đàn heo.

    • THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.

    • NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
      NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

      Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

    • AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
      AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

      Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    • BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
      BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG

      Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?