DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF) – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Tình hình dịch ASF hiện nay
Ngày 14/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập 35 đoàn công tác đến kiểm tra thực tế tại 35 tỉnh, thành phố để kiểm tra công tác phòng chống dịch.
Tính đến tháng 07/2024, cả nước đã xuất hiện trên 660 ổ dịch tả heo châu Phi, tăng gấp 3 - 4 lần so với năm ngoái, trải rộng trên 45 tỉnh thành. Trong đó, dịch xảy ra nghiêm trọng nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An… gây thiệt hại cho người chăn nuôi
Theo Ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y, dựa vào kết quả kiểm tra tại các địa phương cho thấy nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng và nguy cơ tiếp tục diễn biến phức tạp.
💥Địa phương chưa công bố dịch cấp huyện, cấp tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định
💥Việc giám sát, phát hiện, báo cáo dịch bệnh chưa kịp thời
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ước tính số lợn được tiêm vaccine ASF từ đầu năm đến nay chỉ khoảng 2-3 triệu con, quá ít so với tổng đàn lợn 28,6 – 28,7 triệu con của cả nước. Lạng Sơn là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch ASF, Bà Đinh Thị Thu - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ NN-PTNT, Cục Thú y cần đưa bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào diện tiêm phòng bắt buộc.
Số đầu heo giảm cũng là lý do đẩy giá thịt heo tăng cao. Tuy giá heo hơi đang ở mức cao trong nhiều năm qua, nhưng bà con rất dè dặt trong việc tái đàn.
Giải pháp đẩy lùi dịch bệnh ASF
Trong tình hình chăn nuôi heo mà cơ hội và rủi ro tỷ lệ thuận với nhau như hiện tại, công tác kiểm soát dịch bệnh đặc biệt phải được quan tâm. Bệnh dịch tả heo do African swine fever virus (viết tắt: ASFV) gây ra, không có thuốc đặc trị. Do vậy, công tác kiểm soát dịch bệnh là chìa khóa để bảo vệ đàn heo khỏi ASF.
Các khâu cần kiểm soát như:
🎯Kiểm soát ASF trước khi nhập heo: heo con, heo hậu bị trước khi nhập vào trại cần được kiểm tra xem có mang mầm bệnh ASF hay không. Trại có thể lấy mẫu máu kháng đông gửi tới trung tâm lab để kiểm tra, kết quả được trả sau 12 – 24h từ khi nhận mẫu.
🎯Kiểm soát mầm bệnh trong trang trại đang nuôi: mặc dù đã kiểm soát tốt tất cả các yếu tố làm mầm bệnh xâm nhập và lây lan, trại vẫn cần kiểm tra định kỳ sự hiện diện của mầm bệnh ASF, nhất là trại heo giống, trại nái vì thời gian nuôi lâu. Việc này cần lấy mẫu trên quần thể heo đang nuôi và cả môi trường trại.
🎯Kiểm soát phương tiện vận chuyển: phương tiện vận chuyển đến trại rất đa dạng, gồm: xe cám, xe thuốc, xe heo giống, xe bắt heo, xe của công nhân, xe khách, xe vận chuyển vật tư… Đối với phương tiện vận chuyển, có thể làm swab test rồi gửi mẫu chạy realtime PCR.
🎯Kiểm soát trang thiết bị, vật tư ra vào trại: tất cả các trang thiết bị, vật tư ra vào trại đều cần được khử trùng bằng tia UV.
Một trong những khía cạnh của kiểm soát dịch bệnh là thực hiện tốt an toàn sinh học. An toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh từ ngoài trại vào trong trại, từ trong trại tới khu vực chăn nuôi, từ khu vực chăn nuôi này tới khu vực chăn nuôi khác.
Kết hợp với thực hiện an toàn sinh học, các trại hiện sử dụng kỹ thuật realtime PCR để kiểm tra sự tồn tại của mầm bệnh ASF trong trang trại. Kỹ thuật này chiếm ưu thế vì thời gian có kết quả nhanh, từ 12 – 24h sau khi nhận mẫu.
Hy vọng với sự nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch của người chăn nuôi và các cấp lãnh đạo, Việt Nam sẽ sớm khống chế được dịch ASF, đảm bảo sinh kế cho bà con chăn nuôi.
R.E.P Biotech
Nguồn:
https://nongnghiep.vn/kien-nghi-dua-dich-ta-lon-chau-phi-vao-dien-tiem-phong-bat-buoc-d389973.html
https://vneconomy.vn/tiem-vaccine-la-giai-phap-cap-bach-de-ngan-chan-dich-ta-lon-chau-phi.htm
----------------------------------
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
𝑩𝒂̉𝒐 𝒎𝒂̣̂𝒕 - 𝑪𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒙𝒂́𝒄 - 𝑲𝒊̣𝒑 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 - 𝑲𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒒𝒖𝒂𝒏
KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
info@repbiotech.com
0327 615 454
Bài viết liên quan
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC