Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
Các địa phương khẩn trương rà soát, bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục và tổ chức tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm.
Bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: TTXVN
Trước nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục phát sinh, lây lan diện rộng là rất lớn, gây thiệt hại cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về việc tập trung chỉ đạo kiểm soát bệnh viêm da nổi cục.
Theo đó, để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục phát sinh và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong phòng, chống dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh.
Các địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch và chống dịch theo đúng quy định.
Các địa phương khẩn trương rà soát, bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục, nhất là kinh phí mua vaccine và tổ chức tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm. Địa phương đẩy mạnh việc xã hội hóa tiêm vaccine phòng bệnh; kinh phí hỗ trợ cho lực lượng thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch; kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng tại các địa phương đang có dịch, địa phương có nguy cơ cao.
Các tỉnh tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng.
Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục tại các địa phương có ổ dịch để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, nhất là tại cơ sở theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngành thú y, giai đoạn 2021 – 2030.
Từ đầu năm đến nay, bệnh biêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra và lây lan tại 187 hộ chăn nuôi thuộc 33 xã của 8 huyện của tỉnh Quảng Nam với số trâu, bò mắc bệnh là 233 con, chết và tiêu hủy 34 con. Tại Quảng Ngãi, bệnh xảy ra và lây lan tại 896 hộ chăn nuôi thuộc 69 xã của 7 huyện; số trâu, bò mắc bệnh là 980 con, chết và tiêu hủy 229 con. Tại Bình Định, bệnh đã xảy ra và lây lan tại 532 hộ chăn nuôi thuộc 64 xã của 9 huyện của tỉnh Bình Định; số trâu, bò mắc bệnh là 587 con, chết và tiêu hủy 73 con./.
Bài viết liên quan
-
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT?
Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có lợi ích gì? Những điều cần biết khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi.
-
XU HƯỚNG TIÊU THỤ PROTEIN ĐÔNG VẬT ĐẾN NĂM 20230
Trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống, khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang tạo áp lực tài chính lên người tiêu dùng, nhưng nhu cầu đối với protein động vật sẽ không giảm.
-
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
9 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀN GÀ CỦA BẠN
-
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TẶNG 10% GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHI MUA HÀNG GIÁ TRỊ 10 TRIỆU
-
GIÁ TRỨNG TĂNG TRÊN TOÀN CẦU DO BÙNG DỊCH CÚM GIA CẦM
Dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng ở Mỹ và Pháp đang làm thắt chặt nguồn cung trứng gia cầm trên toàn cầu và đẩy giá loại thực phẩm quan trọng này tăng vọt, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine làm gián đoạn các chuyến hàng đến châu Âu và Trung Đông.
-
PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra
-
NGUYÊN NHÂN HAO HỤT THỨC ĂN TRONG THỦY SẢN
Thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, cùng một điều kiện nuôi thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí chung từ 50 – 70% và có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
-
LÀM SAO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ CÁM TĂNG CAO?
Dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của người chăn nuôi. Để chủ động khắc phục khó khăn, ngành nông nghiệp và hộ chăn nuôi đã triển khai nhiều giải pháp giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
-
BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?
-
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
-
TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.
-
XỬ LÝ AO NUÔI TÔM KHI ĐIỀU KIỆN MƯA LỚN THẤT THƯỜNG
Sau khi trời mưa, bà con cần tiến hành tháo nước mưa thừa ra khỏi bề mặt ao, đồng thời kiểm tra chất lượng nước ao nuôi. Nếu thấy hàm lượng pH giảm, hãy bón vôi để lấy lại cân bằng. Bên cạnh đó, bà con nên trộn thêm Vitamin C, muối và kali vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC