XU HƯỚNG TIÊU THỤ PROTEIN ĐÔNG VẬT ĐẾN NĂM 20230
Thị trường dịch chuyển
Xã hội vận động và phát triển không ngừng, tiêu thụ thịt hay protein động vật phụ thuộc vào khẩu vị, niềm tin, và túi tiền của người dân. Mỹ là quốc gia có lượng tiêu thụ thịt động vật cao nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu protein từ động vật sẽ tiếp tục tăng từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, tương lai của thị trường không hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu; mà thay vào đó, châu Á và châu Phi sẽ trở thành động lực chính tiêu thụ thịt, trứng và sữa.
Bà Sandra Leible, Giám đốc cấp cao Nghiên cứu thị trường thuộc công ty Boehringer Ingelheim (Đức), cho rằng lượng tiêu thụ thịt của Trung Quốc sẽ chiếm 27% toàn thế giới vào năm 2025. Ngoài ra, giới trung lưu tại Trung Quốc có sức phát triển mạnh nhất thế giới, từ năm 2000 đến nay, tổng thu nhập trên đầu người của Trung Quốc đã cao gấp 10 lần. Tháng 5/2023, Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép đẻ ba con, điều này có nghĩa tiêu dùng protein động vật của nước này sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới.
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế & Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc.
Sữa
Tại Trung Quốc, nguồn cung sữa bị thiếu hụt. Quốc gia này đang tiến hành gia tăng sản xuất sữa. Ngoài ra, thế giới có xu hướng hợp nhất các trại nuôi heo để cải thiện hiệu suất; do đó nếu các doanh nghiệp muốn tạo sự khác biệt, họ cần tập trung mạnh mẽ vào Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á và châu Phi.
Năm 2022, sản xuất sữa trên toàn cầu đạt 871 triệu lít, tăng 0,7% so với năm trước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế & Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (OECD-FAO) cho rằng sản lượng sẽ tiếp tục cao hơn, mỗi năm tăng khoảng 1,5% và đạt 1.009 triệu lít vào năm 2032, đưa sản xuất sữa trở thành ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới. Như vậy, vào năm 2032, lượng tiêu thụ sữa sẽ cao hơn năm 2022 khoảng 138 triệu lít. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng bò tại các trại nuôi trên thế giới sẽ gia tăng khoảng 1,3%/năm, tập trung chủ yếu ở châu Phi Hạ, Ấn Độ và Pakistan.
Người tiêu dùng văn minh đòi hỏi phúc lợi động vật phải được đảm bảo. Ảnh: Rabobank
Thịt
OECD-FAO dự đoán tiêu thụ thịt bò sẽ tăng khoảng 10% trong thập niên tới, chủ yếu ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại các khu vực khác trên thế giới, người tiêu dùng có xu hướng thiên về thịt gia cầm. Tổng lượng tiêu dùng thịt bò và thịt bê sẽ tăng lên khoảng 77,8 triệu tấn trong năm 2032 (năm 2020 – 2022 là 71,2 triệu tấn).
Tiêu dùng thịt cừu cũng được dự đoán tăng từ 16,2 triệu tấn (2020 – 2022) lên 18,6 triệu tấn vào năm 2032, với nhu cầu tăng trưởng chủ yếu ở tầng lớp trung lưu tại Trung Đông.
Cũng theo dự đoán, tiêu dùng thịt heo trong thập niên tới gia tăng mạnh mẽ, từ 116,8 triệu tấn (2020 – 2022) lên 129,3 triệu tấn năm 2032.
Thịt gia cầm sẽ là thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, với sức tăng từ 20 triệu tấn lên 156,2 triệu tấn trong 10 năm tới.
Phúc lợi động vật được quan tâm
Xu hướng tiêu dùng protein động vật gia tăng, song song với đó người tiêu dùng cũng quan tâm hơn tới phúc lợi động vật, dấu chân sinh thái và tính bền vững. Theo Tiến sĩ Sara Shields, Giám đốc Khoa học, Phúc lợi Động vật trang trại, Tổ chức Humane Society International (HSI), khách hàng văn minh ngày nay đòi hỏi sản phẩm họ tiêu thụ không những ngon mà phải có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ những hệ thống có đạo đức, nơi con vật không bị đối xử tàn nhẫn. Trên hết, sản phẩm từ động vật vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm trên toàn thế giới.
Nguồn: Người chăn nuôi (theo báo cáo của OECD-FAO)
Bài viết liên quan
-
TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.
-
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Hội nghị khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là sự kiện luôn được mong đợi từ các các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội, các doanh nghiệp, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Năm 2023 Hội nghị với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” sẽ là điểm đến đa giá trị đối với nền chăn nuôi trong thời kỳ hiện đại.
-
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.
-
BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
-
PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra
-
BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH
1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum
-
ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
-
PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle
-
CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC
Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/2/2023 diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm có nhiều chuyển biến tương đối tốt.
-
LÀM SAO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ CÁM TĂNG CAO?
Dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của người chăn nuôi. Để chủ động khắc phục khó khăn, ngành nông nghiệp và hộ chăn nuôi đã triển khai nhiều giải pháp giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
-
BÁO ĐỘNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI
Lượng thuốc kháng sinh được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi chiếm tới 73% - là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện và phổ biến hiện tượng kháng kháng sinh trên toàn cầu
-
THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC