3 LÝ DO CHỦNG NGỪA NEWCASTLE (ND) CÓ THỂ THẤT BẠI

  • 10/12/2024
  • Tính đa dạng di truyền

    Mặc dù tất cả các chủng virus Newcastle (NDV) đều được phân loại theo một huyết thanh, nhưng tính đa dạng di truyền của chúng là rất lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính đồng nhất về trình tự axit amin của protein F và HN giữa chủng La Sota (chủng được sử dụng làm vắc-xin Newcastle phổ biến hiện nay) và các chủng kiểu gen ND G7 lần lượt nằm trong khoảng từ 87–89% và 87–88%.

    Đặc biệt, bệnh Newcastle độc lực cao là một căn bệnh được liệt kê trong Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) và phải được báo cáo. Theo luật thú y nước ta bệnh Newcastle là một trong những bệnh nguy hiểm trên gà thuộc danh mục phải công bố dịch.

    Khả năng bảo hộ

    Vì tất cả các chủng NDV đều được phân loại theo một huyết thanh, nên người ta công nhận rộng rãi rằng vắc-xin ND được chế tạo với bất kỳ dòng ND nào, nếu được chủng ngừa đúng cách, có thể bảo vệ đàn gia cầm khỏi bệnh lâm sàng và tỷ lệ tử vong khi nhiễm ND độc lực. Tuy nhiên, ngay từ năm 1953, tính khả thi của một vắc-xin ND có thể bảo vệ gia cầm khỏi ND mà không cần đánh giá các yếu tố cho từng đợt bùng phát riêng lẻ đã bị nghi ngờ.

    Hiện nay, các loại vắc-xin ND được sử dụng rộng rãi nhất thuộc về các kiểu gen cổ điển, chẳng hạn như kiểu gen I và II, được phân lập cách đây khoảng 70 năm. Tuy nhiên, các chủng NDV phổ biến gây bệnh ở gia cầm hiện nay thuộc về các kiểu gen biến chủng, bao gồm kiểu gen V ở Châu Mỹ, kiểu gen VII ở Châu Á và Châu Phi và kiểu gen VI ở chim bồ câu ở các châu lục khác nhau, khác biệt về mặt di truyền và kháng nguyên so với vắc-xin truyền thống.

    Tiêm vắc-xin phòng ngừa NDV cần đạt được ba mục tiêu chính:

    📌 Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

    📌 Giảm sự lây lan và phát tán vi-rút trong đàn

    📌 Bảo vệ chống lại nhiễm vi-rút

    Trong một nghiên cứu của Hesham A. Sultan và các cộng sự công bố năm 2021, các tác giả đã báo cáo mức bảo vệ thấp hơn đáng kể khi sử dụng vắc-xin ND bất hoạt genotype II trong đàn gà thịt so với vắc-xin ND bất hoạt genotype VII sau khi công cường độc với ND G7. Nghiên cứu này làm rõ tính đồng nhất ngày càng tăng và mức độ phù hợp chặt chẽ giữa chủng NDV gây nhiễm và chủng NDV vắc-xin làm cải thiện khả năng bảo vệ chống lại những biểu hiện lâm sàng của bệnh.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu của Patti J và cộng sự công bố năm 2007, nhóm tác giả công bố rằng việc chủng ngừa vắc-xin ND có kiểu gen trùng khớp với virus ND gây nhiễm đã tạo ra nồng độ kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu cao và làm giảm đáng kể lượng virus bài tiết trong dịch tiết ở miệng so với vắc-xin khác loại. Vắc-xin có khả năng làm giảm sự bài tiết virus sẽ tăng cường vai trò của vắc-xin trong việc kiểm soát ND.

    Thời điểm tiêm vắc-xin

    Khi gà con chưa tạo được đáp ứng miễn dịch mà bị nhiễm ND sớm, thì tỷ lệ tử vong dự kiến sẽ đáng kể. Do vậy, chủng ngừa vắc-xin tại trại giống là phương án được đề xuất để giải quyết mối lo ngại này ở đàn gà thịt.

    Ngoài ra, vắc-xin nhược độc ND thường được sử dụng cho gà con qua đường uống hoặc phun, và sự hiện diện của kháng thể mẹ truyền có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin ND. Do đó, việc chủng ngừa vắc-xin ND nhược độc vào đúng thời điểm dựa trên hàm lượng kháng thể mẹ truyền có ý nghĩa quan trọng trong sự thành công của chương trình vắc-xin ND. Vậy nên nhà chăn nuôi cần kiểm tra hàm lượng kháng thể mẹ truyền ND để lựa chọn thời điểm chủng ngừa thích hợp.

    Để nâng cao hiệu quả chủng ngừa Newcastle trên đàn gia cầm, nhà chăn nuôi cần thực hiện các xét nghiệm miễn dịch để xây dựng chương trình vắc-xin phù hợp cho từng trại. Trong đó, theo như tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam thì phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán cho bệnh Newcastle. R.E.P Lab thực hiện phương pháp HI đánh giá bảo hộ với chủng ND G7 thực địa.

    Bài viết đã nêu ra 3 nguyên nhân chính có thể dẫn tới chủng ngừa Newcastle thất bại và phương pháp hỗ trợ nhà chăn nuôi tìm ra phương án đối phó với bệnh ND tốt hơn.

    Nguồn tài liệu:

    Patti J. Miller và cộng sự. 2007. Sự khác biệt về kháng nguyên giữa các chủng virus bệnh Newcastle có kiểu gen khác nhau được sử dụng trong công thức vắc-xin ảnh hưởng đến sự phát tán virus sau thử thách độc lực.

    https://www.merckvetmanual.com/poultry/newcastle-disease-and-other-paramyxovirus-infections/newcastle-disease-in-poultry

    https://www.woah.org/en/disease/newcastle-disease/

    https://www.mdpi.com/2076-2615/12/13/1696

    https://www.mdpi.com/2076-393X/10/1/29

    ---------------------------

    CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P

    - 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -

    🏤 10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai

    📧 info@repbiotech.com

    ☎ 0327 615 454

     

    Bài viết liên quan

    • R.E.P LABS LÀ ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN SẢN XUẤT THÀNH CÔNG KHÁNG THỂ IGY CHO BỆNH TEMBUSU

      Việt Nam là nước có số lượng vịt nuôi đứng thứ hai trên thế giới với khoảng 100 triệu con (Thống kê chăn nuôi, 2023). Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi thủy cầm dẫn đến nguy cơ bùng phát của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh Tembusu. Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống bệnh Tembusu, R.E.P Labs đã tiến hành nghiên cứu sản xuất kháng thể lòng đỏ trứng IgY đặc hiệu với virus Tembusu (TMUV).

    • NGHIÊN CỨU CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHO CHĂN NUÔI HEO CON

      Làm thế nào để heo con vượt qua giai đoạn cai sữa mà không bị phụ thuộc vào kháng sinh? Chọn thức ăn bổ sung dinh dưỡng như thế nào để heo con có khởi đầu khỏe mạnh, tăng trưởng phát triển tốt và tăng tỷ lệ sống.

    • GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SINH HỌC THAY THẾ PROTEIN LÒNG TRẮNG TRỨNG

      Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai tại Đại học Helsinki cùng với Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT của Phần Lan cho thấy rằng ovalbumin do nấm tạo ra có thể có khả năng giảm thiểu một phần gánh nặng về môi trường liên quan đến bột lòng trắng trứng gà. Điều này đặc biệt đúng khi sử dụng các nguồn năng lượng các-bon thấp trong sản xuất.

    • NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PROBIOTICS TRONG CHĂN NUÔI HEO

      Giải pháp ổn định đường ruột tăng cường khả năng hấp thu và chuyển hóa thức ăn để nâng cao năng suất là vấn đề thiết yếu được được người chăn nuôi quan tâm. Thực trạng hiện nay vấn đề tiêu chảy trên heo gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, đặc biệt là giai đoạn heo con theo mẹ, heo cai sữa…