ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

  • 08/10/2020
  • Trước diễn biến phức tạp của ASF diễn ra trên thế giới và các nước trong khu vực, Bộ NN&PTNT đã chủ động diễn tập và đưa ra những kịch bản phòng chống từ cuối năm 2018.

    NHIỀU KẾT QUẢ...

    Năm qua, cả nước chung tay kiện toàn về thể chế sau khi Luật Chăn nuôi chính thức được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018. Trước đây, công tác xây dựng các văn bản dưới luật chỉ tập trung nhiệm vụ cho các cơ quan Trung ương, đến nay Luật Chăn nuôi đưa ra nhiều nội dung phân cấp trực tiếp cho các địa phương quản lý trên địa bàn. Đến nay, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký ban hành 4 Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chăn nuôi.

    Trước diễn biến phức tạp của ASF diễn ra trên thế giới và các nước trong khu vực, Bộ NN&PTNT đã chủ động diễn tập và đưa ra những kịch bản phòng chống từ cuối năm 2018. Tuy nhiên, ASF chưa có vaccine phòng bệnh, sức lây lan nhanh, tỷ lệ nhiễm và chết cao trên đàn heo, khi vào Việt Nam với phần lớn người chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tư ít về chuồng trại và hạn chế biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi thì sức tàn phá của dịch không thể kiểm soát. Chính sự bất ổn trong sản xuất chăn nuôi heo vừa qua mà Đảng và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, các chính sách mới hỗ trợ cho ngành chăn nuôi được ban hành nhằm ổn định đời sống người chăn nuôi.

    Trong thời gian qua, các nhà chăn nuôi đã triệt để áp dụng biện pháp thực hành sản xuất tốt, các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như: VietGAHP, GlobalGap... được phổ biến nhân rộng ở nhiều địa phương. Các chủ trại chăn nuôi tìm tòi các cách thức cách ly, phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

    Song song với việc chăn nuôi bền vững, các chuỗi liên kết chăn nuôi đã được hình thành, các nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi được xây dựng và đi vào hoạt động.

    Ngành cũng đẩy mạnh tái cơ cấu ngành và xây dựng Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, định hướng đến năm 2040. 

    Bộ NN&PTNT đã tăng cường chỉ đạo phát triển đàn gia cầm, đưa đà tăng trưởng thịt, trứng gia cầm lên trên 10% trong năm qua. Đồng thời có những định hướng nâng cao sản lượng thịt bò để bù đắp lượng thịt heo giảm sút, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.

    Về thời cơ, trong năm 2019 các doanh nghiệp đã từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đến các thị trường khó tính như xuất khẩu sữa vào thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản, xuất khẩu thịt heo sang Myanmar...

    HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    - Việc khôi phục đàn heo cần thời gian tối thiểu từ 3 - 5 năm, với nhiều biện pháp tổng hợp, từ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến việc xác lập vành đai cho các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm.

    - Giữ được đàn giống tốt là một mục tiêu hàng đầu, có giữ được con giống gia súc, gia cầm đảm bảo phẩm cấp giống thì mới duy trì bền vững và phát triển sản xuất chăn nuôi. Do vậy Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến các chương trình giống vật nuôi, có chính sách hỗ trợ cụ thể cho đầu tư cơ sở hạ tầng, quỹ đất xây dựng trang trại giống gia súc, gia cầm đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn dịch bệnh.

    - Biện pháp an toàn sinh học là hữu hiệu nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Do vậy người chăn nuôi cần thay đổi để nâng cao kiến thức về thực hành chăn nuôi tốt tại trang trại chăn nuôi của mình, tăng cường khoa học và công nghệ chăn nuôi.

    - Người chăn nuôi, doanh nghiệp chủ động liên kết sản xuất quy mô lớn, chăn nuôi có kiểm soát, có định hướng thị trương, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tăng cường xây dựng thương hiệu.

    - Công tác thống kê, dự báo thị trường và định hướng chăn nuôi phù hợp với nhu cầu trong nước và thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi.

    Nguồn: Báo Người chăn nuôi

    Bài viết liên quan

    • PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
      PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI

      Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra

    • XU HƯỚNG TIÊU THỤ PROTEIN ĐÔNG VẬT ĐẾN NĂM 20230
      XU HƯỚNG TIÊU THỤ PROTEIN ĐÔNG VẬT ĐẾN NĂM 20230

      Trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống, khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang tạo áp lực tài chính lên người tiêu dùng, nhưng nhu cầu đối với protein động vật sẽ không giảm.

    • NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP  Ở GIA SÚC, GIA CẦM
      NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GIA SÚC, GIA CẦM

      Hội chứng viêm hô hấp ở gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn bởi giảm năng suất sinh trưởng, tăng tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) và tăng tỷ lệ tử vong (Sid & cs., 2015; Furian & cs., 2018).

    • LÀM SAO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ CÁM TĂNG CAO?
      LÀM SAO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN TRONG GIAI ĐOẠN GIÁ CÁM TĂNG CAO?

      Dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới đã ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của người chăn nuôi. Để chủ động khắc phục khó khăn, ngành nông nghiệp và hộ chăn nuôi đã triển khai nhiều giải pháp giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    • BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
      BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.

      Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.

    • KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO
      KHÔNG KỂ NGUYÊN DO - VẬT NUÔI STRESS ĐÃ CÓ AntiSTRESS LO

      AntiSTRESS là hỗn hợp cân bằng các chất điện giải, Vitamin nhằm cung cấp cho thú nuôi trong các trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, thời tiết thay đổi, ….Chống stress do các nguyên nhân chuyển chuồng, vận chuyển, tiêm phòng, thay đổi thức ăn và thời tiết thay đổi 

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH
      BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH

      1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum

    • BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI
      BÁO ĐỘNG KHÁNG SINH KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG CHĂN NUÔI

      Các sở ban ngành đã và đang đẩy mạnh thanh tra, xử phạt các đơn vị sản xuất và phân phối thuốc thú y không rõ nguồn gốc, không đúng thành phần và hàm lượng

    • AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
      AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

      Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    • Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
      Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022

      Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022

    • DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG
      DINH DƯỠNG CHO HEO THỊT TỪ SƠ SINH ĐẾN XUẤT CHUỒNG

      Chế độ dinh dưỡng cho heo thịt từ sơ sinh đển heo xuất chuồng. Tìm hiểu ngay