NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

  • 14/04/2022
  • Chăn nuôi gia cầm là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như trong việc cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức: chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, mang tính tự phát, thiếu liên kết, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, kháng sinh điều trị sử dụng chưa đúng cách, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, giá sản phẩm đầu ra bấp bênh, … làm giảm hiệu quả của ngành chăn nuôi.

    Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

    Về chuồng trại

    Quy hoạch, thiết kế phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, từng đối tượng và giai đoạn vật nuôi đảm bảo cho vật nuôi sinh trưởng, sinh sản tốt, thuận lợi cho quản lý và thực hiện các giải pháp an toàn sinh học. Nhất thiết phải có hệ thống xử lý chất thải, không xả thải trực tiếp ra môi trường. Với thuỷ cầm có thể có chuồng trại để nuôi công nghiệp hoặc chuồng trại kết hợp với ao hồ, … thì cần có giải pháp quản lý, kiểm soát đàn tránh bị lây nhiễm bệnh từ môi trường hoặc vật nuôi khác, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm.

    Chủ động chất lượng con giống

    Lựa chọn giống năng suất, chất lượng cao, phù hợp với lợi thế từng vùng, từng địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng. Mua giống ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, được cấp phép sản xuất, có lý lịch con giống, đã được tiêm phòng vacxin theo yêu cầu Thú y và được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

    Tùy thuộc vào mục đích chăn nuôi, điều kiện kinh tế của gia đình mà lựa chọn con giống cho phù hợp. Nuôi với mục đích sinh sản, người chăn nuôi có thể lựa chọn một số giống gà như Isa Brown, Ai cập, Hyline Brown, Goldline,… giống vịt siêu trứng TC,.. Nuôi thương phẩm nên chọn giống gà như Lương Phượng, giống nội như Đông Tảo, Ri, con lai giữa gà trống nội (Mía, Đông Tảo, Ri, Chọi,..) với gà mái ngoại lông màu, giống vịt như Bầu cánh trắng, Super Meat,..

    Về thức ăn và nước uống

    Chủ động cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gia cầm; có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với thức ăn công nghiệp để giảm bớt chi phí. Không sử dụng các chất cấm để kích thích tăng trưởng như clenbuterol, salbutamol, ractopamine,.. kháng sinh trong danh mục cấm. Sử dụng kháng sinh điều trị theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng cách) để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tuyệt đối tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết thịt đúng theo hướng dẫn trên nhãn chai hoặc bao bì.

    Cung cấp đủ nước uống sạch và bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh cho gia cầm.

    Về công tác quản lý dịch bệnh

    Tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia cầm theo lịch hướng dẫn của cơ quan thú y. Với gà cần phòng đầy đủ một số bệnh như Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, Đậu, Tụ huyết trùng. Với vịt thì cần phòng đầy đủ một số bệnh như: Dịch tả; viêm gan ngan, vịt,..

    Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.

    Hàng ngày theo dõi sức khỏe gia cầm, phát hiện sớm vật nuôi có biểu hiện bất thường để cách ly, điều trị. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát, cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

    Mặt khác, để chăn nuôi gia cầm có hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc thực hiện tốt phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ, nắm bắt thông tin thị trường. Hình thành mối liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thành lập nhóm chăn nuôi, các tổ hợp tác chăn nuôi, hợp tác xã ngành hàng,.. Thuận lợi cho việc trao đổi kỹ thuật, mua bán các vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

    Chú trọng tầm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm

    Nhận thức rõ, công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả sẽ giúp cho việc chăn nuôi thành công, nên ngoài việc hàng ngày chăm sóc cho đàn gia cầm đủ chất dinh dưỡng, cần phun khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêm phòng dịch cho gia cầm.

    Chú trọng thực hiện một số biện pháp như: đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, xét nghiệm, tầm soát định kì nhằm phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh, kịp thời cách ly tránh lây lan trên diện rộng. Tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi; xây dựng cụm chăn nuôi, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi với các doanh nghiệp. Tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao.

    Trên đây là một số lưu ý khi chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp đem lại lợi nhuận cao, tránh các rủi ro dịch bệnh xảy ra và tái dịch bệnh khi tái đàn. Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật trang trại và chế phẩm dinh dưỡng dùng cho gia cầm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

    Bài viết liên quan

    • VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
      VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM

      Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

    • NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
      NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG

      Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.

    • PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
      PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI

      Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra

    • NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP  Ở GIA SÚC, GIA CẦM
      NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở GIA SÚC, GIA CẦM

      Hội chứng viêm hô hấp ở gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn bởi giảm năng suất sinh trưởng, tăng tỷ lệ chuyển hoá thức ăn (FCR) và tăng tỷ lệ tử vong (Sid & cs., 2015; Furian & cs., 2018).

    • NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
      NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

      Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi cần chủ động áp dụng phương thức chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học.

    • HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là sự kiện luôn được mong đợi từ các các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội, các doanh nghiệp, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Năm 2023 Hội nghị với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” sẽ là điểm đến đa giá trị đối với nền chăn nuôi trong thời kỳ hiện đại.

    • AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
      AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

      Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    • PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
      PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT

      Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle

    • ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?
      ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?

      Ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều. Một trong những giải pháp ưu việt được sử dụng rộng rãi đó chính là “Kháng sinh đồ”. Phương pháp này có thể đánh giá được loại kháng sinh hiệu quả và liều lượng tối ưu nhất để sử dụng cho vật nuôi. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng để sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn hơn.

    • VIỆT NAM VINH DỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y VỀ HEO TOÀN CẦU
      VIỆT NAM VINH DỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y VỀ HEO TOÀN CẦU

      Sau rất nhiều nỗ lực của ngành Chăn nuôi Thú y và Trường ĐH Nông Lâm HCM, IPVS đã trao quyền đăng cai Hội nghị Chăn nuôi Thú y về heo toàn cầu lần thứ 28 cho Việt Nam. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM – một trong những trường đào tạo Chăn nuôi Thú y hàng đầu nước ta, là đơn vị chủ trì chính cho Hội nghị lần này.

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
      Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục

      Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục