KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT
Kháng sinh đồ định lượng có gì khác biệt?
Kháng sinh đồ (KSĐ) bao gồm KSĐ định tính và KSĐ định lượng. KSĐ định lượng khác KSĐ định tính ở chỗ, ngoài giúp phát hiện độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh còn giúp xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).
MIC là nồng độ ức chế tối thiểu, chỉ số này cho biết nồng độ thấp nhất của kháng sinh có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh.
Tại sao nhà chăn nuôi chưa mặn mà với kháng sinh đồ định lượng?
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi hiện nay, việc xác định tình trạng để kháng kháng sinh trong trang trại là bước quan trọng. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi khuẩn kháng thuốc và loại kháng sinh nhạy là chưa đủ để điều trị hiệu quả.
Mong muốn tối ưu hóa quy trình điều trị, nhiều nhà chăn nuôi đã tìm đến phương pháp kháng sinh đồ định lượng với hy vọng có thể tìm ra giải pháp hiệu quả hơn. Nhưng thực tế, phương pháp này lại chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Vì giá trị MIC - nồng độ ức chế tối thiểu mà kết quả KSĐ định lượng cung cấp chưa tính ra được liều dùng thực tế để có thể áp dụng điều trị tại trại, chưa phát huy được hết giá trị của phương pháp này.
Không thể áp dụng kết quả KSĐ định lượng vào thực tiễn, nhà chăn nuôi vẫn phải quay về lối mòn dùng kháng sinh theo liều nhà sản xuất khuyến cáo và kinh nghiệm chăn nuôi. Do đó, nhà chăn nuôi dần mất niềm tin vào phương pháp KSĐ định lượng.
Giải pháp của R.E.P Labs
Kháng sinh đồ định lượng kết hợp liều dùng
Nhìn thấy được nút thắt của phương pháp KSĐ định lượng trong việc phát huy ý nghĩa trong thực tế chăn nuôi, R.E.P Labs phát triển phương pháp kháng sinh đồ định lượng kết hợp tính liều dùng. Phương pháp này của R.E.P Labs có thể quy đổi liều dùng thực tế và đường cấp thuốc theo hệ vi sinh vật của từng trại dựa trên giá trị MIC.
Từ kết trung tâm cung cấp, nhà chăn nuôi có thể dễ dàng áp dụng vào điều trị hiệu quả cho đàn vật nuôi, mang lại lợi ích kinh tế và giảm tình trạng đề kháng kháng sinh.
Kháng sinh đồ định lượng xác định giá trị MIC được R.E.P Lab thực hiện bằng phương pháp vi pha loãng. Biện luận giá trị kháng sinh đồ theo giá trị MIC dựa trên tiêu chuẩn CLSI (Clinical And Laboratory Standards Institute), EUCAST (European Committee on Antimicrobial Susceptibility Testing), OIE (World Organisation for Animal Health).
Kháng sinh đồ phối hợp kháng sinh
Nền chăn nuôi Việt Nam với đặc điểm chăn nuôi mật độ cao và khí hậu nóng ẩm là điều kiện để nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong trang trại và lây nhiễm kép. Điều này gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
Để tăng hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế sử dụng kháng sinh thế hệ mới, R.E.P Labs nghiên cứu phương pháp kháng sinh đồ phối hợp kháng sinh nhằm đánh giá hiệu quả của hai loại kháng sinh phối hợp điều trị dựa theo chỉ số FIC (FIC index) hay còn gọi là nồng độ ức chế phân đoạn.
Hai loại kháng sinh phối hợp trong điều trị có thể có hiệu quả hiệp đồng (khi FIC index <= 0.5), cộng (khu FIC index 0.5 – 1), độc lập (khi FIC index 1 – 4), và đối kháng khi FIC index >= 4).
Kháng sinh đồ phối hợp kháng sinh tại R.E.P Labs được thực hiện theo phương pháp MCBT (Multiple Combination Bactericidal Test).
Kết quả KSĐ phối hợp kháng sinh
📌 Giá trị MIC của từng loại kháng sinh
📌 Chỉ số FIC và đánh giá hiệu quả phối hợp của hai loại kháng sinh
📌 Hàm lượng tối ưu của mỗi loại kháng sinh khi sử dụng phối hợp
R.E.P Labs là một trong những đơn vị tiên phong triển khai phương pháp kháng sinh đồ phối hợp kháng sinh trong ngành chăn nuôi thú y tại Việt Nam.
Hướng tới hạn chế tình trạng kháng kháng sinh trong ngành chăn nuôi thú y nói riêng và ngành y tế nói chung, việc sử dụng kháng sinh có kiểm soát là rất cần thiết. Phương pháp kháng sinh đồ định lượng kết hợp liều dùng và kháng sinh đồ phối hợp kháng sinh là công cụ hữu hiệu mà R.E.P Labs dày công nghiên cứu nhằm hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao năng suất sản xuất, tối ưu hóa chi phí.
Cùng chung tay hành động để xây dựng nền chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có trách nhiệm.
R.E.P Biotech
-----------------------------------
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
- 𝑵𝙝𝒂𝙣𝒉 𝒄𝙝𝒐́𝙣𝒈 - 𝑲𝙞̣𝒑 𝒕𝙝𝒐̛̀𝙞 - 𝙆𝒉𝙖́𝒄𝙝 𝙦𝒖𝙖𝒏 - 𝑩𝙖̉𝒐 𝒎𝙖̣̂𝒕 -
🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
📧 info@repbiotech.com
☎ 0327 615 454
Bài viết liên quan
-
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.
-
VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.
-
KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM
Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.
-
ĐÁNH GIÁ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.
-
KỸ THUẬT ELISA TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Kỹ thuật ELISA thuộc ngành Chẩn đoán phân tử, thuộc nhóm kỹ thuật phản ứng huyết thanh học. ELISA được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi thú y nhờ tính nhạy và đơn giản. Đồng thời, kỹ thuật này cho phép xác định kháng nguyên hoặc kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 ng/ml) và có thể xử lý số lượng mẫu lớn.
-
TEMBUSU - GIẢI PHÁP XÉT NGHIỆM TỪ R.E.P LABS GIÚP GIẢM THIỆT HẠI CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
Bệnh do Tembusu virus đã được xác định ở nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh của Việt Nam. Bệnh gây ra hội chứng lật ngửa, giảm đẻ trên đàn thủy cầm. Bệnh có thể là nguyên nhân gây tỷ lệ chết lên đến 70-80% tổng đàn, gây ra thiệt hại rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
-
XU HƯỚNG CHĂN NUÔI CÓ TẦM SOÁT DỊCH BỆNH
Để hạn chế dịch bệnh lây lan thì tầm soát dịch bệnh là việc làm rất cần thiết đối với các chủ trang trại. Nhằm giúp Khách hàng an tâm hơn trong quá trình chăn nuôi, cùng với việc hỗ trợ Khách hàng xét nghiệm mẫu nước, cám hoặc mẫu bệnh phẩm để tầm soát dịch bệnh, phát hiện sớm dịch bệnh, hạn chế lây lan giảm tỷ lệ chết trên đàn vật nuôi, giúp Khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình chăn nuôi.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC