PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TUẦN HOÀN NHỜ LỢI THẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.
Mô hình trang trại “không chất thải”
Một trong những ưu tiên hàng đầu Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đặt ra là công nghệ xử lý chất thải bò sữa phải thân thiện, an toàn, mang lại môi trường trong lành, bền vững. Chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Để đạt được mục tiêu đó, từ năm 2016 đến nay, 100% các trại chăn nuôi cung cấp sữa cho Mộc Châu Milk tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu đã ứng dụng công nghệ sinh học Enviro MCM.W kết hợp vi sinh vật hữu hiệu và enzyme xử lý môi trường để xử lý nước thải và phân thải từ hoạt động chăn nuôi bò sữa, đồng thời tái sử dụng nước thải và phân thải chăn nuôi vào sản xuất nông nghiệp.
Sở hữu chuồng 70 con bò sữa, sau khi ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải, chị Trần Thu Hương (Tiểu khu 19/5) cho biết, hiện chuồng trại nuôi bò của chị đã không còn mùi hôi, không còn ruồi muỗi như trước.
“Sau khi phun thuốc khử mùi trong chuồng, tôi ủ men vi sinh và đổ vào bể chứa để xử lý. Lợi ích lớn nhất khi xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học là môi trường sống, môi trường chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh, chuồng trại sạch sẽ, bớt mùi hôi, bớt vi khuẩn. Qua đó sức khỏe của người chăn nuôi được đảm bảo hơn”, chị Hương chia sẻ.
Hay như gia đình ông Trần Ngọc Lâm tại Tiểu khu 26/7, trước kia khi không xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, chuồng trại nhà ông Lâm thường có mùi hôi, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi.
Đến nay, chuồng trại được xử lý bằng vi sinh đã bớt mùi đi rất nhiều, người chăn nuôi đều phấn khởi do môi trường chăn nuôi được cải thiện. Quy trình xử lý này rất đơn giản, dễ thực hiện, không phức tạp. Chỉ cần lọc chất thải qua các bể chứa, sau đó cho vi sinh vào bể chứa cuối rồi dẫn ra đồng.
Sau khi đi khảo sát thực tế tại các chuồng trại của người dân, bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định, công tác xử lý chất thải của người chăn nuôi cơ bản được thực hiện đúng quy trình, qua đó mang lại hiệu quả cao.
“Đánh giá cảm quan, trực quan về quy trình công nghệ đang áp dụng, có thể thấy hiệu quả rõ rệt nhất là giảm thiểu mùi hôi phát thải từ chuồng bò và khu vực tập trung chất thải. Toàn bộ chất thải hữu cơ từ trại bò chuyển đổi thành phân bón hữu cơ dạng nước và dạng rắn phục vụ trồng cây thức ăn cho bò. Năng suất cây thức ăn cho bò tăng từ 20 - 30% so với trước khi ứng dụng quy trình công nghệ xử lý chất thải. Đặc biệt, quy trình ứng dụng đơn giản dễ hiểu và dễ làm, qua đó bảo vệ môi trường không khí quanh gia trại và trong vùng chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi”, bà Bùi Thị Hồng Hà phân tích.
Người chăn nuôi tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu đánh giá, sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi hay ngô sinh khối (thức ăn chăn nuôi chính của bò sữa Mộc Châu) phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Đặc biệt, sức ăn của bò sữa tăng cao, do thức ăn nhiều chất dinh dưỡng nên chất lượng sữa theo đó cũng được cải thiện.
Hướng đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
Theo bà Bùi Thị Hồng Hà, hiện nay khái niệm phát triển bền vững là một khái niệm còn tương đối trừu tượng. Tại nhiều nơi, đối với nhiều nông dân dù đang hoạt động tại lĩnh vực chăn nuôi hay trồng trọt đều không nhận thức được khái niệm đó.
Thế nhưng, nông dân tại Mộc Châu thì khác. Từ năm 2016, bà con đã thấy được giá trị phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Qua đó, người chăn nuôi đã tận dụng gần như 100% chất thải rắn và nước thải để bón, tưới cho cây trồng.
Nhấn mạnh yếu tố quan trọng mang tính then chốt trong việc phát triển chăn nuôi bền vững là khâu tuần hoàn chất thải để mang lại giá trị dinh dưỡng cho cây trồng, bà Hà cho biết thêm, nông dân Mộc Châu đã thay đổi ý thức.
Theo đó, bà con đã tự nhận thức được việc ứng dụng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học sẽ biến phân và nước thải thành những phế phẩm có giá trị kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng cho thức ăn chăn nuôi, chất lượng sữa bò, đồng thời mang giá trị sức khỏe cho người chăn nuôi.
Theo đánh giá của chuyên gia tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng công nghệ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cây trồng.
Chất thải rắn bò sữa (phân bò dạng rắn, thức ăn thừa, cặn từ quá trình xử lý phân lỏng) sẽ được thu gom hàng ngày và xử lý bằng chế phẩm vi sinh tại hố ủ. Đánh giá cảm quan, phân ủ sau khi phơi để giảm ẩm có màu nâu đến đen, không còn mùi hôi.
Phân bò sữa sau ủ có chất lượng tốt, không phát hiện vi sinh vật chỉ thị (E.coli) và vi sinh gây hại (Salmonella). Ngoài ra một số chỉ tiêu dinh dưỡng NPK trong phân ủ là tương đối cao so với tiêu chuẩn phân hữu cơ nói chung trên thị trường, phù hợp với quy chuẩn phân bón hiện hành và phù hợp dùng làm phân bón cho cây trồng.
Bên cạnh đó, phân bò ủ có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ tốt nâng cao năng suất cây trồng hoặc như một nguồn nguyên liệu để sản xuất phân phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Chia sẻ về hướng hỗ trợ người chăn nuôi Mộc Châu phát triển trong thời gian tới, bà Bùi Thị Hồng Hà cho biết, bên cạnh việc đồng hành cùng người dân trong khâu xử lý chất thải, nhóm chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến công tác thú y phòng bệnh.
Nhóm chuyên gia cũng sẽ xây dựng những đề xuất với lãnh đạo Mộc Châu Milk để phát triển những mô hình chăn nuôi bò hữu cơ theo quy mô nhỏ, quy mô điểm để chuyển giao công nghệ cho những hộ dân muốn học hỏi.
Theo: nongnghiep.vn
Bài viết liên quan
-
HỘI CHỨNG LẬT NGỬA & GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
Hội chứng lật ngửa giảm đẻ ở vịt (bệnh Tembusu) xuất hiện đầu tiên ở Malaysia (1955), tiếp đến Trung Quốc (2010) bệnh mới xuất hiện ở nước ta từ năm 2019 (Đặng Hữu Anh và cs., 2020).
-
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TẶNG 10% GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHI MUA HÀNG GIÁ TRỊ 10 TRIỆU
-
PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra
-
TẦM SOÁT TEMBUSU – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ
Sự phát triển của các điều kiện về dinh dưỡng, môi trường và kĩ thuật ngày càng hỗ trợ hiệu quả vào việc lớn mạnh của nhiều mô hình trong ngành chăn nuôi. Thế nhưng người chăn nuôi vịt đẻ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đang có rất nhiều lợi thế đang ủng hộ cho sự phát triển theo mô hình này.
-
Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
-
𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF
Được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc – 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 của Kilco do R.E.P Biotech phân phối độc quyền là thuốc sát trùng phổ rộng có khả năng tiêu diệt virus ASF. Giúp hạn chế và ngăn ngừa virus ASF gây bệnh trên đàn heo.
-
ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
-
VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
-
NHẬN BIẾT THỊT SẠCH, THỊT AN TOÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG
Thịt lợn sạch là thịt lợn đảm bảo được hai tiêu chí: An toàn và vệ sinh.
-
BÍ QUYẾT GIÚP GÀ KHỎE MẠNH TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Nhiệt độ tăng cao trong mùa nắng cũng là nguyên nhân khiến Gà bị stress làm giảm năng suất và sản lượng trứng thịt cung ứng. Vậy làm thế nào giúp gà khỏe mạnh vượt qua mùa nắng nóng?
-
3 CÁCH GIÚP NHÀ CHĂN NUÔI GIẢM CHI PHÍ THỨC ĂN
Tính đến cuối tháng 5/2021, tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng 7 lần liên tiếp chỉ trong vòng 6 tháng.
-
PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC