TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.

  • 12/07/2022
  • Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.

     

    Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 tại tỉnh Thái Bình và Bắc Ninh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 4 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,1 lần và số gia cầm tiêu hủy giảm 6,3 lần.

    Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện giám sát vi rút CGC tại chợ buôn bán gia cầm sống tại 33 tỉnh, thành phố (trong đó, FAO hỗ trợ thực hiện tại 08 tỉnh; CDC của Hoa Kỳ hỗ trợ thực hiện tại 25 tỉnh, thành phố). Đồng thời thực hiện giám sát vi rút Cúm H7N9 tại một số tỉnh biên giới phía Bắc (gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai và Cao Bằng).

    Kết quả giám sát CGC đến hết tháng 6/2022: Lấy 1.763 mẫu gộp (tương đương 8.815 mẫu đơn của gia cầm); trong đó 601 mẫu (34.09%) dương tính với cúm A; 49 mẫu (2,78% tổng số mẫu xét nghiệm) dương tính với vi rút cúm A/H5N1; 05 mẫu (0,28%) dương tính với vi rút cúm A/H5N6; và 06 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N8 (0,34%).

    Gửi 1.866 mẫu vi rút CGC được thu thập từ cuối năm 2021 và năm 2022 (trong đó có 52 mẫu ổ dịch, và 1.814 mẫu swab và môi trường (mẫu gộp) của chương trình giám sát tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước) đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ để phân tích chuyên sâu.

    Kết quả giải trình tự gien của các mẫu vi rút CGC thu thập từ ổ dịch giai đoạn từ 12/2021 đến tháng 4/2022 cho thấy: Chủng vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh (clade) 2.3.2.1c và 2.3.4.4b; Chủng vi rút CGC A/H5N6 thuộc 02 nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; và chủng vi rút CGC A/H5N8 thuộc nhánh 2.3.4.4b.

    Các chủng vi rút CGC A/H5N1 clade 2.3.4.4b có kết quả gien HA tương đồng cao (98%) so với các chủng vi rút CGC A/H5N8 và A/H5N1 clade 2.3.4.4b lưu hành thời gian gần đây (2020-2021) trên thế giới như: Trung Quốc,Nigeria, Ai cập… Kết quả phân tích gien HA của các chủng vi rút CGC A/H5N6, A/H5N8 ở miền Bắc và miền Trung cho thấy không có nhiều khác biệt về các nhánh vi rút CGC lưu hành trong các năm trước đây và không không có sự hình thành phân nhóm mới;

    Không phát hiện vi rút cúm A/H7N9 (gây bệnh ở người ở Trung Quốc).

     

    Nguồn: nhachannuoi.vn

     

     

    Bài viết liên quan

    • TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
      TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.

      Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.

    • TIỀM NĂNG TO LỚN VÀ HẠN CHẾ TỪ NUÔI CHIM CÚT ĐẺ TRỨNG
      TIỀM NĂNG TO LỚN VÀ HẠN CHẾ TỪ NUÔI CHIM CÚT ĐẺ TRỨNG

      Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của thị trường tiêu thụ trứng chim cút, nghề nuôi chim cút đẻ trứng được bà con chăn nuôi quan tâm phát triển và nhiều tấm gương chăn nuôi đã gặt hái thành công từ nghề này. Nuôi cút đẻ trứng được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

    • 12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ
      12 LỜI KHUYÊN VỀ AN TOÀN SINH HỌC GIÚP BẠN CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ

      Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…

    • ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
      ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)

      Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
      PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT

      Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle

    • 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF
      𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF

      Được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc – 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 của Kilco do R.E.P Biotech phân phối độc quyền là thuốc sát trùng phổ rộng có khả năng tiêu diệt virus ASF. Giúp hạn chế và ngăn ngừa virus ASF gây bệnh trên đàn heo.

    • BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.
      BỎ TÚI NGAY CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN GÀ THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRỨNG.

      Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.

    • BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH
      BÁO ĐỘNG CHỦNG CÚM GIA CẦM H5N1 LÂY LAN MẠNH

      1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum

    • CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC
      CHUYỂN ĐỘNG THÁNG 2 - DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TRÊN CẢ NƯỚC

      Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến ngày 23/2/2023 diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm có nhiều chuyển biến tương đối tốt.

    • VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
      VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM

      Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

    • ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?
      ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐÚNG CÁCH?

      Ngày nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều. Một trong những giải pháp ưu việt được sử dụng rộng rãi đó chính là “Kháng sinh đồ”. Phương pháp này có thể đánh giá được loại kháng sinh hiệu quả và liều lượng tối ưu nhất để sử dụng cho vật nuôi. Bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học nhiều phương pháp khác cũng được áp dụng để sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn hơn.