ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DỊCH THỂ TRÊN ĐỘNG VẬT

  • 13/03/2025
  • Phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là gì?

    Phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) được sử dụng để xác định nồng độ tương đối của virus, vi khuẩn hoặc kháng thể do nhà virus học người Mỹ George Hearst phát minh vào năm 1941.

    Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus là có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả xét nghiệm HI giúp xác định mức độ có mặt và khả năng hoạt động của kháng thể đối với virus, từ đó đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin.

    Với tính nhanh chóng và hiệu quả về chi phí, phương pháp HI trở thành một công cụ lý tưởng để định lượng kháng thể và đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin đối với các bệnh do virus gây ra.

    Các bước thực hiện phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI)

    Nguyên liệu phản ứng: Hồng cầu gia cầm 5%, Dung dịch virus đã chuẩn độ 4 HA (4 đơn vị ngưng kết), mẫu huyết thanh cần xét nghiệm nồng độ kháng thể dịch thể, dung dịch pha loãng là nước muối sinh lý hoạc dung dịch PBS

    Tiến hành:

    Bước 1: Pha loãng huyết thanh: sử dung khay vi chuẩn 96 giếng có đáy hình chữ V, tiến hành hút 50 ml dung dịch pha loãng cho vào dãy thí nghiệm từ giếng thứ nhất đến giếng 12, sau đó hút 25 ml huyết thanh cần kiểm cho vào giếng thứ nhất trộn đều, sau đó hút 25 ml  chuyển qua giếng thứ 3 và tiếp tục công việc đến giếng thứ 10 thì bỏ ra ngoài 25 ml, giếng 11 và 12 chỉ chứa dung dịch pha loãng dùng để đối chứng -/+.

    Bước 2: Hút 25ml dung dịch virus đã chuẩn độ 4HA cho vào các giếng 1-11

    Bước 3: Cho 25ml huyễn dịch hồng cầu 5% vào các giếng từ 1 đến 12

    Bước 4: Để đĩa ở nhiệt độ phòng trong 20-30 phút phút (thời gian thay đổi tùy theo yêu cầu cụ thể).

    Bước 5: Đọc kết qủa: Nếu trong mẫu huyết thanh có nồng độ kháng thể tương ứng hoặc nhiều hơn virus 4HA thì tạo đó kháng thể thừa bám trên virus và không còn vị trí để virus gắn lên hồng cầu vì vậy ngăn ngưng kết (hồng cầu tụ chấm xuống đáy), ở những giếng chứa kháng thể ít hoặc không có như giếng 12 (đối chứng âm) ở đó virus gắn lên hồng cầu và tạo nên hiện tượng ngưng kết. Hiệu giá ngăn trở ngưng kết là độ pha loãng cao nhất của huyết thanh (1/2;1/4;1/8;1/16………1/256) mà ở đó vẫn ngăn hiện tượng ngăn trở ngưng kết xảy ra.

    Ứng dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI)

    Ứng dụng phổ biến nhất của phương pháp này là định lượng kháng thể, đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin virus, những virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

    Một số loại vắc-xin có khả năng bảo hộ chéo, tuy nhiên mức độ bảo hộ là khác nhau giữa các chủng. Do đó, trường hợp trại đã chủng ngừa các bệnh do virus có đa dạng biến chủng như IB (viêm phế quản truyền nhiễm), ND (Newcastle), cúm gia cầm cần xét nghiệm hỗ trợ đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin sau khi chủng ngừa.

    Từ việc đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin, phương pháp HI giúp nhà chăn nuôi lựa chọn vắc-xin phù hợp, từ đó làm cơ sở xây dựng chương trình vắc-xin cho trại.

    Ngoài ra, phương pháp này giúp xác định trình trạng phơi nhiễm với mầm bệnh, xác định thời điểm nhiễm bệnh,xác định tác nhân gây bệnh do virus hoặc ký sinh trùng máu.

    Không chỉ vậy, ý nghĩa của phương pháp HI còn giúp tầm soát trên những đàn hậu bị, nếu chưa tiêm vắc-xin mà kết quả HI dương tính chứng tỏ đã con vật đã nhiễm tự nhiên,. Những đàn này bên ngoài thấy bt nhưng buồng trứng tổn thương, nên năng suất giảm.

    R.E.P Labs xác định và xây dựng phương pháp xét nghiệm kháng thể (HI) là một trong những thế mạnh mũi nhọn của trung tâm. Sau thời gian dài nghiên cứu, R.E.P Labs đã ứng dụng được phương pháp HI trên các tác nhân gây thiệt hại nặng nề trong chăn nuôi gia cầm như:

    ✅ Biến chủng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm như IBQX, IBMass, IB739B

    ✅ Newcastle genotype VII chủng thực địa

    ✅ Cúm A/H5N6

    ✅ Virus Tembusu gây bệnh trên vịt.

    Phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) có độ chính xác cao, mang tính thực tiễn và linh hoạt với nhiều ứng dụng trong ngành chăn nuôi thú y. Đặc biệt, phương pháp này là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin. Ứng dụng phương pháp xét nghiệm kháng thể HI giúp giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi và người tiêu dùng thực phẩm.

    R.E.P BIOTECH

    Bài viết liên quan:

    Vai trò của các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong chăn nuôi thú y

    Kỹ thuật ELISA trong chăn nuôi thú y

    Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs)

    Bài viết liên quan

    • HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP

      Trứng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Sản lượng trứng năm 2024 đạt 20 tỷ quả, tăng 5% so với năm 2023, cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của mảng chăn nuôi gà đẻ. Tuy nhiên Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) do virus thuộc nhóm Adenovirus gây bệnh ở gà làm giảm khả năng sản xuất trứng.

    • HỆ QUẢ CỦA BỆNH KẾ PHÁT TỪ CIRCOVIRUS TRÊN VỊT VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT

      Với vị thế là nước có đàn thủy cầm (chủ yếu là vịt) đứng thứ 2 thế giới, ngành chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhiều giống vịt siêu trứng, siệu thịt được nhập vào nước ta, quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, đi kèm với đó là sự bùng nổ các dịch bệnh. Trong những năm gần đây, người chăn nuôi trong cả nước phát hiện có một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên vịt thịt với biểu hiện còi cọc, rụng lông, gẫy lông gây giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh đã chược chứng minh do Circovirus trên vịt hay bệnh Circo trên vịt (Circovirus in Duck) gây nên.

    • XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KIỂM SOÁT BỆNH THIẾU MÁU DO MYCOPLASMA SUIS

      Trong những năm gần đây, bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người chăn nuôi bởi những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh đến năng suất sản xuất.

    • KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT

      Những năm gần đây, nền chăn nuôi nước ta chuyển mình theo hướng quy mô và hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động vào quy trình chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi mật độ cao làm gia tăng áp lực mầm bệnh, lây lan nhanh các chủng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Kháng sinh đồ định lượng được biết đến như một công cụ giúp nhà chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có hiệu quả.

    • VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.

    • VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.

    • KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM

      Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.

    • ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG

      Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.