VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

  • 20/09/2024
  • Vắc-xin là gì?

    Vắc-xin (tiếng Anh là vaccine) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc protein có cấu trúc kháng nguyên giống kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh. Kháng nguyên trong vắc xin có thể từ các vi sinh vật được làm chết (gọi là vắc-xin bất hoạt) hoặc được làm yếu đi (vắc-xin nhược độc hay vắc-xin sống) hoặc các sản phẩm protein tinh khiết có tính kháng nguyên từ các vi sinh vật gây bệnh.

    Vắc-xin được sử dụng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Việc dùng vacxin để phòng bệnh cho vật nuôi gọi chung là chủng ngừa.

    Công dụng của vắc-xin

    Vắc-xin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Kháng nguyên trong vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhận diện nó như một vật ngoại lai, cơ thể tiêu diệt vật ngoại lai này và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

    Các loại vắc-xin trong chăn nuôi thú y

    Có 04 loại vắc-xin: vắc-xin bất hoạt, vắc-xin sống giảm độc tốt, giải độc tố và vắc-xin tái tổ hợp nhưng thông thường trong chăn nuôi thú y sử dụng 02 loại vắc-xin sau:

    Vắc-xin bất hoạt (vắc-xin chết)

    Vắc-xin bất hoạt là loại vắc-xin được điều chế từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn được nuôi cấy để phát triển hoàn toàn, sau đó sử dụng các phương pháp nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ để khiến chúng không còn khả năng hoạt động (bất hoạt), từ đó mất khả năng gây bệnh. Các vắc-xin này an toàn và ổn định hơn vắc-xin sống.

    Vắc-xin chết tạo đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào (TB) sau 21 ngày từ khi chủng ngừa và thời gian bảo hộ ngắn.

    Vắc-xin nhược độc (vắc-xin sống)

    Vắc-xin sống giảm độc lực được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực (không còn khả năng gây bệnh) thông qua quá trình nuôi cấy lặp đi lặp lại (tiếp đời) trong phòng thí nghiệm.

    Vắc-xin sống thường gây miễn dịch sớm (3 – 4 ngày sau khi chủng ngừa) thời gian bảo hộ dài . Nhưng những loại vắc-xin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.

    Ưu điểm và tồn tại của hai loại vaccine:

    Vaccine vaccine chết:

    👉 Ưu điểm: An toàn, không bị phát tán mầm bệnh ra môi trường, không lo nguy cơ phát bệnh khi chủng quá liều.

    👉 Nhược điểm: đáp ứng miễn dịch chậm.

    Vaccine sống:

    👉 Ưu điểm: đáp ứng miễn dịch nhanh mạnh, nên sử dụng khi cần có đáp ứng miễn dịch sớm.

    👉 Nhược điểm: nếu quản lý không tốt vi sinh vật phát tán và khi gặp điều kiện thuận lợi nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh.

    Những lưu ý khi sử dụng vắc-xin

    1. Thời điểm tiêm vắc-xin: thời điểm tiêm vắc-xin cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt cần lưu ý với một số vắc-xin bị ảnh hưởng hiệu quả bởi kháng thể mẹ truyền như Gumboro trên gà và PRRS trên heo, tốt nhất nên làm xét nghiệm xác định kháng thể mẹ truyền để lên kế hoạch chủng ngừa phù hợp cho hai bệnh trên.

    2. Đối tượng tiêm vắc-xin: Không được tiêm vắc-xin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mang thai ở giai đoạn cuối…

    3.  Bảo quản vắc-xin:

    ⚡️Nhiệt độ khuyến cáo để bảo quản vắc-xin:

    👉 < 0 0C (đối với vắc-xin sống vi khuẩn)

    👉 < -20 0C (đối với vắc-xin sống virus)

    👉 2 – 8 0 C (đối với vắc-xin chết)

    ⚡️Sử dụng riêng tủ để bảo quản vắc xin, không đặt vắc-xin ở gần cửa tủ hoặc trên cánh tủ vì nhiệt độ ở các khu vực không ổn định, dễ gây hư hỏng vắc-xin. Bên cạnh đó cần định kỳ vệ sinh tủ. Khi vận chuyển, vắc-xin cần phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá, kèm đá khô (lưu ý nhiệt độ bảo quản của vắc-xin chết là từ 2 – 8 0 C, cần tránh để vắc-xin tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh).

    4. Sử dụng vắc-xinLắc kỹ lọ vắc-xin trước khi sử dụng; vắc-xin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, cần ghi ngày tháng mở nắp đối với các lọ vắc-xin đã sử dụng để có căn cứ sử dụng cho lần tiếp theo. Các chai lọ vắc-xin sau khi sử dụng cần tập trung tiêu hủy theo quy định của chi cục Thú Y.

    5. Theo dõi sau khi tiêm vắc-xin: Cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc, gia cầm có thể bị sốc phản vệ. Khi có sốc phản vệ sảy ra, làm mát cơ thể heo dưới vòi nước chảy là cách thường hay được sử dụng trong trang trại.

    Thách thức của vắc-xin

    Cho đến nay, vắc-xin vẫn đang là lá chắn quan trọng bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh do virus gây ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh mật độ chăn nuôi ngày càng cao và yếu tố môi trường thay đổi, hiện tượng biến chủng của các tác nhân gây bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Từ đó gây thách thức cho các nhà sản xuất vắc-xin.

    Phương pháp đánh giá hiệu quả vắc-xin

    Bởi sự biến chủng của các virus gây bệnh trong chăn nuôi thú y, trong khi đó tính bảo hộ chéo không áp dụng cho tất cả bệnh, do đó cần đánh giá hiệu lực vắc-xin sau chủng ngừa để chắc chắn rằng việc sử dụng vắc-xin tại trại đang thực sự mang lại hiệu quả.

    Hiện nay, HI (kỹ thuật ngưng kết hồng cầu) đang là phương pháp đánh giá hiệu quả vắc-xin sau chủng ngừa (phát hiện kháng thể dịch thể IgG) được ưa chuộng nhất bởi tính đơn giản và chi phí thấp.

    Sử dụng vắc-xin hiệu quả là yếu tố then chốt bảo vệ đàn vật nuôi khỏi dịch bệnh. Nhưng trong bối cảnh virus biến chủng nhanh như hiện nay, thách thức cho ngành chăn nuôi nói chung và các nhà sản xuất vắc-xin nói riêng ngày càng lớn. Về phía người chăn nuôi cũng cần chủ động kiểm tra hiệu quả sử dụng vắc-xin tại trại của mình.

                                                                                                                                                                      R.E.P BIOTECH

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát R.E.P (R.E.P Labs)

    Ứng dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xét nghiệm kháng thể dịch thể trên động vật

    Vai trò của các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong chăn nuôi thú y

    Kỹ thuật ELISA trong Chăn nuôi Thú y

    -----------------------------------------

    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P

    𝑩𝒂̉𝒐 𝒎𝒂̣̂𝒕 - 𝑪𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒙𝒂́𝒄 - 𝑲𝒊̣𝒑 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 - 𝑲𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒒𝒖𝒂𝒏

    🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai

    📧 info@repbiotech.com

    ☎ 0327 615 454

    Bài viết liên quan

    • HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP

      Trứng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Sản lượng trứng năm 2024 đạt 20 tỷ quả, tăng 5% so với năm 2023, cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của mảng chăn nuôi gà đẻ. Tuy nhiên Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) do virus thuộc nhóm Adenovirus gây bệnh ở gà làm giảm khả năng sản xuất trứng.

    • ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DỊCH THỂ TRÊN ĐỘNG VẬT

      Hiện nay để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể cho động vật cần sử dụng đến các phương pháp như: trung hòa kháng thể; ELISA; ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Trong đó, phương pháp HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà

    • HỆ QUẢ CỦA BỆNH KẾ PHÁT TỪ CIRCOVIRUS TRÊN VỊT VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT

      Với vị thế là nước có đàn thủy cầm (chủ yếu là vịt) đứng thứ 2 thế giới, ngành chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhiều giống vịt siêu trứng, siệu thịt được nhập vào nước ta, quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, đi kèm với đó là sự bùng nổ các dịch bệnh. Trong những năm gần đây, người chăn nuôi trong cả nước phát hiện có một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên vịt thịt với biểu hiện còi cọc, rụng lông, gẫy lông gây giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh đã chược chứng minh do Circovirus trên vịt hay bệnh Circo trên vịt (Circovirus in Duck) gây nên.

    • XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KIỂM SOÁT BỆNH THIẾU MÁU DO MYCOPLASMA SUIS

      Trong những năm gần đây, bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người chăn nuôi bởi những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh đến năng suất sản xuất.

    • KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT

      Những năm gần đây, nền chăn nuôi nước ta chuyển mình theo hướng quy mô và hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động vào quy trình chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi mật độ cao làm gia tăng áp lực mầm bệnh, lây lan nhanh các chủng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Kháng sinh đồ định lượng được biết đến như một công cụ giúp nhà chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có hiệu quả.

    • VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.

    • KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM

      Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.

    • ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG

      Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.