XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KIỂM SOÁT BỆNH THIẾU MÁU DO MYCOPLASMA SUIS

  • 12/02/2025
  • Tổng quan Mycoplasma suis

    Mycoplasma suis (M. suis) lần đầu tiên được phát hiện từ những heo có biểu hiện chứng thiếu máu ở Hoa Kỳ vào năm 1932. Kể từ đó, vi khuẩn này đã được tìm thấy ở hầu hết các khu vực chăn nuôi heo trên thế giới.

    M. suis ký sinh hồng cầu heo, làm biến dạng giảm số lượng hồng cầu, không những thế vi khuẩn này còn gây rối loạn chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu và gây thiếu máu truyền nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của heo, bởi oxy đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa và chuyển hóa.

    Heo nhiễm M. suis có biểu hiện vàng da, giảm sinh trưởng, gây tỷ lệ chết cao cho heo sau cai sữa dẫn đến tổn thất lớn cho nhà chăn nuôi. Không chỉ gây thiếu máu, sinh trưởng kém ở heo con, heo thịt mà bệnh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây chậm lên giống, có thể sẩy thai, gia tăng số heo chết khi sinh, trên heo hậu bị và heo nái.

    Nghiên cứu của Stadler et al. (2021) cho thấy heo nái sinh sản nếu nhiễm M. suis sẽ dẫn đến tỷ lệ chết của heo con sau sinh trung bình là 4,1% trên mỗi ổ.

    M. suis lây truyền chủ yếu qua đường máu, có thể bị lây nhiễm qua kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, vết chích côn trùng hút máu… Lây nhiễm dọc có thể xảy ra cho heo con khi heo mẹ nhiễm M. suis, tuy nhiên không phải tất cả heo con đều bị lây nhiễm.

    Theo nghiên cứu của Zhongyang et al. (2017) tại Trung quốc, kết quả cho thấy M. suis thể phát hiện thấy trên heo ở mọi độ tuổi khác nhau kế cả heo giống với tỷ lệ nhiễm trung bình 37,58% trong khi ở Pháp theo nghiên cứu của (Brissonnier et al., 2020) là 55%.

    Thật rất đáng cảnh báo khi công bố của Ngô Thị Ngọc Trâm và cộng sự (2024), cho thấy tỷ lệ nhiễm M. suis ở các trang trại heo của Việt Nam trung bình 86,6%, từ những mẫu bệnh phẩm nghi ngờ về lâm sàng.

    Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra bên cạnh lây truyền bệnh trong trại, sự lây nhiễm từ bên ngoài vào chủ yếu do việc nhập heo nhiễm vào trong trại.

    Dù đã có nhiều nghiên cứu, thông tin về M. suis vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam, và hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy, tầm soát và phát hiện sớm bệnh cùng với điều trị hiệu quả là biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh thiếu máu do M. suis.

    Xét nghiệm định lượng kiểm soát Mycoplasma suis

    Hiện nay, chưa có quy trình chuẩn hay các bộ kít thương mại được sử dụng chẩn đoán M. suis dựa trên miễn dịch, do đó các kỹ thuật huyết thanh học trong chẩn đoán chưa thể áp dụng. Các phương pháp hiện tại gồm nhuộm Giemsa, PCR và Realtime-PCR, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

    Kỹ thuật nhuộm Giemsa:

    Kỹ thuật này chỉ có thể phát hiện vi khuẩn khi nồng độ trong máu cao, thường xảy ra khi heo đã có triệu chứng lâm sàng như vàng da và sinh trưởng kém. Khi xét nghiệm cho kết quả dương tính, cũng có nghĩa là con vật đã bị bệnh nặng. Việc điều trị không đem lại hiệu quả cao, và đa phần các con vật phải được loại thải.

    Kỹ thuật PCR:

    PCR có độ nhạy cao hơn Giemsa và có thể phát hiện vi khuẩn trong các đàn heo nhiễm mãn tính. Tuy nhiên, phương pháp có thể cho kết quả "âm tính giả" trong những trường hợp sơ nhiễm.

    Kỹ thuật Realtime PCR:

    Để khắc phục các lỗ hổng trong việc tầm soát xét nghiệm, kỹ thuật Realtime PCR ra đời với độ nhạy và đặc hiệu cao hơn so với PCR truyền thống, giúp phát hiện vi khuẩn sớm và chính xác hơn.

    Tuy nhiên với tỷ lệ nhiễm M. suis ở Việt Nam rất cao, việc xét nghiệm định tính M. suis trong trại không mang nhiều ý nghĩa. Do đó, xét nghiệm định lượng M. suis đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh.

    Để giải quyết vấn đề này, R.E.P Labs đã phát triển giải pháp kiểm soát M. suis thông qua xét nghiệm định lượng giúp:

    📌 Xác định nồng độ vi khuẩn M. suis trong máu

    📌 Đánh giá hiệu quả điều trị M. suis

    Bệnh thiếu máu do vi khuẩn M. suis ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trên heo nái, heo con và cả heo thịt. Do đó cần kiểm soát tác nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo và nâng cao năng suất chăn nuôi.

    R.E.P BIOTECH

    Bài viết liên quan:

    Sức công phá của Mycoplasma suis trong chăn nuôi và cách kiểm soát

    Bài viết liên quan

    • HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP

      Trứng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Sản lượng trứng năm 2024 đạt 20 tỷ quả, tăng 5% so với năm 2023, cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của mảng chăn nuôi gà đẻ. Tuy nhiên Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) do virus thuộc nhóm Adenovirus gây bệnh ở gà làm giảm khả năng sản xuất trứng.

    • ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DỊCH THỂ TRÊN ĐỘNG VẬT

      Hiện nay để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể cho động vật cần sử dụng đến các phương pháp như: trung hòa kháng thể; ELISA; ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Trong đó, phương pháp HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà

    • HỆ QUẢ CỦA BỆNH KẾ PHÁT TỪ CIRCOVIRUS TRÊN VỊT VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT

      Với vị thế là nước có đàn thủy cầm (chủ yếu là vịt) đứng thứ 2 thế giới, ngành chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhiều giống vịt siêu trứng, siệu thịt được nhập vào nước ta, quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, đi kèm với đó là sự bùng nổ các dịch bệnh. Trong những năm gần đây, người chăn nuôi trong cả nước phát hiện có một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên vịt thịt với biểu hiện còi cọc, rụng lông, gẫy lông gây giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh đã chược chứng minh do Circovirus trên vịt hay bệnh Circo trên vịt (Circovirus in Duck) gây nên.

    • KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT

      Những năm gần đây, nền chăn nuôi nước ta chuyển mình theo hướng quy mô và hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động vào quy trình chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi mật độ cao làm gia tăng áp lực mầm bệnh, lây lan nhanh các chủng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Kháng sinh đồ định lượng được biết đến như một công cụ giúp nhà chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có hiệu quả.

    • VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.

    • VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.

    • KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM

      Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.

    • ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG

      Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.