HỆ QUẢ CỦA BỆNH KẾ PHÁT TỪ CIRCOVIRUS TRÊN VỊT VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT

  • 25/02/2025
  • Tổng quan bệnh Circovirus trên vịt

    Circovirus trên vịt

    Duck circovirus (DuCV) là một loại virus được tìm thấy ở vịt. Các chủng virus chủ yếu được phát hiện sớm ở Trung Quốc, Đức và Mỹ. Duck circovirus (DuCV) được phát hiện lần đầu tiên ở miền Nam Việt Nam vào năm 2016. Tới năm 2021, DuCV mới được phát hiện ở miền Bắc, các chủng phân lập được xác định có mức độ tương đồng cao với với 3 chủng HZ170301, YF180401, và D11-JW-010 mà Trung Quốc đã công bố. Duck circovirus là một loại virus nhỏ không có vỏ bọc với bộ gen là phân tử DNA vòng tròn đơn phân tử. DuCV ở vịt đã được ghi nhận và ảnh hưởng tới chăn nuôi vịt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (Nguyễn Văn Giáp & cs., 2020).

    Trong báo cáo của Xiangkun Wang và cộng sự năm 2022, kết luận rằng nhiễm trùng DuCV sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ức chế miễn dịch và dẫn đến nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng hơn.

    Đường truyền lây

    DuCV chủ yếu lây truyền ngang, đồng thời phương thức lây truyền dọc qua trứng đã được chứng minh. Việc môi trường chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học sẽ làm cho virus lưu cữu dài ngày trong trại, hay chính việc không để trống chuồng theo quy định cũng làm cho mầm bệnh nhiễm sớm cho vịt mới nhập đàn.

    Vịt con cảm nhiễm sớm với virus tuy nhiên biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường thể hiện rõ sau 3 tuần tuổi, bởi vì khi đó kháng thể mẹ truyền suy giảm và hệ thống miễn dịch vẫn chưa trưởng thành, tỷ lệ nhiễm trùng giảm dần khi hệ thống miễn dịch trưởng thành. Một trường hợp khác, vịt con có thể bị nhiễm bệnh ngay từ trong trứng do mầm bệnh truyền từ mẹ.

    Sự lưu hành của Circovirus và hiện tượng đồng nhiễm

    Tại Trung Quốc, DuCV có tỷ lệ nhiễm trùng cao nhất trong tất cả các bệnh do virus trên vịt. Sự chậm phát triển của những con vịt dương tính với DuCV bị nhiễm Riemerella anatipestifer (RA), E.coli hoặc Avihepatovirus DHV-1 rõ ràng hơn so với những con vịt âm tính với DuCV.

    Theo nghiên cứu của Xinnuo Lei và cộng sự năm 2024 thực hiện trên 92 trang trại ở Hàn Quốc, tỷ lệ nhiễm DuCV đồng thời với RASalmonella Enteritidis lần lượt là 4,1% và 5,4%.

    Những con vịt dương tính với DuCV có tỷ lệ nhiễm RA và E.coli cao hơn khoảng gấp 3 lần so với những con vịt âm tính. Bộ 3 tác nhân Circovirus, E.coliRA gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho đàn vịt.

    Trong nghiên cứu của Bùi Hữu Dũng & cs., (2016) tại một số tỉnh miền Nam cho thấy đã có sự lưu hành của DuCV trong các mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn gây bại huyết RA đàn vịt là 6,58%. Ngoài ra, theo kết quả của Đồng Văn Hiếu & CS (2023) đã chỉ ra khi vịt nhiễm DuCV thì có sự đồng nhiễm với parvovirus lên đến 36,36% với các trại và 18,75% với các mẫu. 

    Nghiên cứu năm 2022 của nhóm tác giả Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã công bố tỷ lệ dương tính với DuCV ở vịt dưới 3 tuần tuổi là cao nhất – 100%, từ 3 -4 tuần tuổi tỷ lệ giảm còn 80% và vịt từ 6 -7 tuần tuổi tỷ lệ cảm nhiễm chỉ còn 28,57%. Như vậy theo nghiên cứu này, tuổi vịt càng cao thì khả năng nhiễm DuCV càng giảm, vịt con dưới 3 tuần tuổi có tỷ lệ cảm nhiễm với DuCV rất cao.

    Ngoài những trường hợp được ghi nhận này, các kiểm tra lâm sàng của chúng tôi còn phát hiện các trường hợp đồng nhiễm DuCV với các mầm bệnh khác, như virus viêm ruột vịt, virus cúm gia cầm (H9), virus viêm gan vịt, virus hội chứng giảm đẻ và virus vịt tembusu. Những đồng nhiễm này dẫn đến một loạt các triệu chứng lâm sàng tăng cường. Tóm lại, DuCV gây suy giảm miễn dịch ở vịt, khiến chúng dễ bị các mầm bệnh khác xâm nhập hơn. Đồng thời, DuCV làm tăng độc tính của các mầm bệnh đồng nhiễm, đẩy nhanh tiến triển bệnh và làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong ở vịt bị nhiễm.

    Giải pháp đối phó với bệnh Circovirus trên vịt

    Tầm soát môi trường trước khi thả giống để có kế hoạch tiêu độc tổng thể và lựa chọn thuốc sát trùng hiệu quả

    Tầm soát mầm bệnh trong trang trại trước khi thả giống là cần thiết để có kế hoạch tiêu độc tổng thể, giảm áp lực mầm bệnh tại môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hợp lý thuốc sát trùng có khả năng tiêu diệt hoàn toàn DuCV sẽ đóng vai trò rất quan trọng, góp phần ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm. Để chắc chắn rằng loại thuốc sát trùng đang được trại sử dụng có thể tiêu diệt Circovirus, ngay cả khi có vịt trong chuồng, nhà chăn nuôi cần có thêm sự tư vấn từ các bác sĩ thú y cũng như xét nghiệm hỗ trợ bổ sung.

    Tầm soát trên vịt đẻ và tầm soát sớm vịt giống

    Circovirus có tính truyền dọc, nghĩa là vịt con có thể bị nhiễm sớm từ vịt mẹ bị bệnh. Đo đó cần tầm soát trên vịt giống và tầm soát sớm con giống để đưa ra phương án xử lý thích hợp.

    Trường hợp vịt con 1 ngày tuổi xét nghiệm realtime PCR dương tính với DuCV, nhà chăn nuôi cần có kế hoạch kiểm soát các bệnh hay nhiễm ghép với DuCV. Đáng chú ý nhất là E.coli bại huyết - khả năng đồng nhiễm cao với DuCV, đây là hai bệnh rất phổ biến trong chăn nuôi vịt, gây tỷ lệ chết cao. Hiện nay, tình trạng dùng kháng sinh thiếu kiểm soát ở các trang trại nuôi vịt thịt làm gia tăng hiện tượng kháng kháng sinh. Do đó nhà chăn nuôi cần làm kháng sinh đồ định lượng để lựa chọn loại kháng sinh nhạy trong trại và lên kế hoạch dự phòng khi dịch nổ ra.

    Tầm soát định kỳ sự lưu hành của Circovirus trong trại vịt giống bằng phương pháp realtime PCR là hoạt động vô cùng cần thiết. Trường hợp phát hiện vịt giống dương tính với Circovirus, nhà chăn nuôi cần có kế hoạch quản lý và thay đàn phù hợp. Tầm soát Circovirus là tiền đề để chứng mình nguồn con giống chất lượng - sạch bệnh DuCV, từ đó tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

     

    R.E.P Labs hỗ trợ nhà chăn nuôi kiểm soát Circovirus trên vịt:

    📌  Xét nghiệm realtime PCR tầm soát tác nhân Circovirus với tiêu chí “Xét nghiệm có giá trị khi kết quả chính xác”

    📌  Phương pháp kháng sinh đồ định lượng kết hợp tính liều điều trị thực tế tại trại dựa trên giá trị MIC – nồng độ ức chế tối thiểu nhằm kiểm soát các bệnh nhiễm kế phát do vi khuẩn, đặc biệt là E.coli bại huyết

    Sản phẩm hỗ trợ

    DuCV tấn công làm suy giảm khả năng miễn dịch của vịt, do đó nhà chăn nuôi cần bố sung các sản phẩm bổ trợ để nâng cao sức đề kháng, tăng chuyển hóa hấp thu cho vật nuôi.

    • Catofos - giúp chống stress, tăng sức chống chịu cho vật nuôi
    • Nutrilaczym - giúp tăng cường hấp thu, phòng chống phụ nhiễm do hại khuẩn đường ruột
    • HI-PRO - tăng miễn dịch, bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng

    Bệnh circovirus thường trực trong trại chăn nuôi vịt, mở đường cho các bệnh nhiễm ghép như E.Coli bại huyết gây thiệt hại nặng nề. Do đó công tác tầm soát DuCV trong trại vịt và phương án kiểm soát các bệnh kế phát cần được chú trọng hàng đầu để kiểm soát bệnh này.

    R.E.P Biotech

    Bài viết liên quan:

    R.E.P Labs là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công kháng thể IgY cho bệnh Tembusu

    Toàn cảnh bệnh do virus Tembusu tại Việt Nam và giải pháp

    Tài liệu tham khảo

    1.Bùi Hữu Dũng, Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Thị Thu Năm, Lê Thanh Hiền, Nguyễn Thị Phước Ninh (2016). Xác định sự hiện diện của Duck circovirus và RA từ các bệnh phẩm bại huyết trên vịt bằng kỹ thuật PCR. Khoa học kỹ thuật Thú y, 23 (6).

    2. Đồng Văn Hiếu, Lê Văn Phan, Đồng Thị Hồng Nhung, Lại Thị Lan Hương, Dương Văn Nhiệm, Vũ Thị Thu Trà, Lê Huỳnh Thanh Phương, Trần Thị Hương Giang (2023). Sự đồng nhiễm của Circovirus và Parvovirus vịt nuôi tại Hà Nội.

    Khoa học kỹ thuật Thú y, 29 (3).

    3. Đồng Văn Hiếu và cộng sự. 2022. Bước đầu xác định Duck Circovirus ở vịt tại Hà Nội

    4. J.Virol et al (2024). Duck circovirus regulates the expression of duck CLDN2 protein by activating the MAPK-ERK pathway to affect its adhesion and infection

    5. Poult.Sci et al (2022). Effects of duck circovirus on immune function and secondary infection of Avian Pathogenic Escherichia coli

    6. Xinnou Lei et al (2024). From obscurity to urgency: a comprehensive analysis of the rising threat of duck circovirus

    7. Se-Yeoun CHA et al (2013). Prevalence of Duck Circovirus Infection of Subclinical Pekin Ducks in South Korea

    Bài viết liên quan

    • HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP

      Trứng là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Sản lượng trứng năm 2024 đạt 20 tỷ quả, tăng 5% so với năm 2023, cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của mảng chăn nuôi gà đẻ. Tuy nhiên Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) do virus thuộc nhóm Adenovirus gây bệnh ở gà làm giảm khả năng sản xuất trứng.

    • ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DỊCH THỂ TRÊN ĐỘNG VẬT

      Hiện nay để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể cho động vật cần sử dụng đến các phương pháp như: trung hòa kháng thể; ELISA; ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Trong đó, phương pháp HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà

    • XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KIỂM SOÁT BỆNH THIẾU MÁU DO MYCOPLASMA SUIS

      Trong những năm gần đây, bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người chăn nuôi bởi những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh đến năng suất sản xuất.

    • KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT

      Những năm gần đây, nền chăn nuôi nước ta chuyển mình theo hướng quy mô và hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động vào quy trình chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi mật độ cao làm gia tăng áp lực mầm bệnh, lây lan nhanh các chủng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Kháng sinh đồ định lượng được biết đến như một công cụ giúp nhà chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có hiệu quả.

    • VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.

    • VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

      Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.

    • KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM

      Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.

    • ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG

      Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.