HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP
Tổng quan về Hội chứng giảm đẻ (EDS)
EDS là bệnh truyền nhiễm xảy ra trên gà. Bệnh này tuy không gây chết nhưng làm giảm năng suất đẻ trứng và tổn hại buồng trứng của gà vĩnh viễn. EDS làm số lượng trứng giảm rất nhanh, gà không đạt được đỉnh sản xuất trứng cao nhất, hình dạng trứng không ổn định, trứng chỉ có vỏ lụa hay vỏ can-xi mỏng và mất màu vỏ trứng. Sản lượng và chất lượng trứng kém, gây thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi.
Bệnh xảy ra ở gà đẻ trứng thương phẩm và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn từ 26-35 tuần tuổi.
Truyền lây
Hội chứng giảm đẻ trên gà lây truyền theo 2 con đường:
⚡️Lây truyền dọc: Bệnh lây từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng bị nhiễm mầm bệnh.
⚡️Lây truyền ngang: Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khỏe qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, các chất thải từ gà bị nhiễm bệnh.
Do vậy, sự lan truyền mầm bệnh giữa các gà trong kiểu nuôi chuồng lồng khá chậm vì được nuôi tách biệt. Núm uống, máng ăn, ô chuồng tương đối tách biệt. Mầm bệnh sẽ lây lan nhanh hơn đối với gà nuôi kiểu sàn.
Triệu chứng
Hội chứng giảm đẻ trên gà có thời gian nung bệnh từ 7-9 ngày, bệnh biểu hiện và kéo tài từ 6-12 tuần. Những triệu chứng đặc trưng sau:
⚡️Gà bị bệnh vẫn ăn uống bình thường hoặc giảm ăn. Một số trường hợp gà có hiện tượng tiêu chảy nhất thời, mào nhợt nhạt (chiếm khoảng 10-70%).
⚡️Dấu hiện đầu tiên của bệnh là sự mất sắc tố trứng, rất nhanh sau đó trứng sẽ chỉ còn vỏ lụa hay có vỏ can-xi bị biến dạng như hình qủa xoài.
⚡️Tỷ lệ đẻ trứng giảm đột ngột 20-40%, có khi lên tới 50%.
⚡️Vỏ trứng bị mất màu, trứng nhỏ.
⚡️Trứng nhỏ, vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, vỏ canxi bị biến dạng, hình dạng méo mó.
⚡️Bề mặt vỏ trứng mỏng, xù xì, nhám, có nhiều hạt lắng đọng trên bề mặt vỏ.
⚡️Lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm do chất lượng trứng bị ảnh hưởng.
Bệnh tích
Hội chứng giảm đẻ trên gà thường tác động trực tiếp lên buồng trứng và ống dẫn trứng còn bệnh tích ở các cơ quan khác thường không rõ ràng. Khi mổ khám sẽ nhận thấy:
⚡️Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, teo nhỏ.
⚡️Trứng non không phát triển.
⚡️Viêm tử cung, thủy thũng.
Giải pháp cho Hội chứng giảm đẻ trên gà
EDS do virus gây ra, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, để kiểm soát Hội chứng giảm đẻ, bảo vệ năng suất trứng, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu khả năng mắc bệnh của đàn gà.
⚡️Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, thực hiện vắc-xin EDS nghiêm ngặt
⚡️Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển trứng, quá trình tiêm phòng. Đặc biệt khu nuôi gà phải xa khu nuôi vịt, ngỗng vì virus có nguồn gốc từ vịt và ngỗng. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng FCA Vircontrol liều 1kg/200 lít nước
⚡️EDS truyền ngang do đó cần tách riêng gà bệnh. Lò ấp cần sử dụng các khay ấp nở riêng, tốt nhất là sử dụng các máy ấp riêng rẽ nếu có đủ điều kiện.
⚡️Bên cạnh đó, người nuôi cần tăng sức đề kháng cho đàn gà bằng cách bổ sung khoáng, vitamin, canxi, chống stress như AntiSTRESS, Minchela-LB, CATOFOS, Bro-018... tăng khả năng hấp thu khoáng, kích thích buồng trứng phát triển, tăng chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.
⚡️Tiêm phòng vắc-xin EDS cho đàn gà khi được 15-16 tuần tuổi. Vắc-xin EDS thường được kết hợp cùng vắc-xin IB, vắc-xin ND. Hai bệnh trên cũng là những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nặng nề cho đàn gà khi dịch xảy ra.
Bệnh chưa có thuốc đặc trị, lại vừa có khả năng truyền dọc và truyền ngang, do đó hiệu quả chủng ngừa bằng vắc-xin cần được đảm bảo ở cả trại giống và trại thương phẩm. Để đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin với dịch tễ EDS tại trại, nhà chăn nuôi cần làm các xét nghiệm kháng thể.
Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như Newcastle, cúm gia cầm và hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là một trong những thế mạnh của R.E.P Labs. Chúng tôi thực hiện phương pháp HI trên nhiều bệnh như EDS, IB (793B, QX, Mass), ND G7 chủng thực địa.
Kiểm soát tốt Hội chứng giảm đẻ trên gà là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ sức khỏe đàn gà, đảm bảo năng suất và chất lượng trứng, đem lại sinh kế ổn định cho nhà chăn nuôi.
R.E.P Biotech
Bài viết liên quan:
Ứng dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để xét nghiệm kháng thể dịch thể trên động vật
Vai trò của các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong chăn nuôi thú y
Đánh giá mức độ bảo hộ của vắc-xin IB giữa đa dạng các biến chủng
--------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC R.E.P
- 𝘉𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘭𝘪𝘷𝘪𝘯𝘨 𝘸𝘪𝘵𝘩 𝘙𝘌𝘗𝘉𝘪𝘰𝘵𝘦𝘤𝘩 -
10 đường 8, phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
info@repbiotech.com
0327 615 454
Bài viết liên quan
-
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI) ĐỂ XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ DỊCH THỂ TRÊN ĐỘNG VẬT
Hiện nay để đánh giá đáp ứng miễn dịch dịch thể cho động vật cần sử dụng đến các phương pháp như: trung hòa kháng thể; ELISA; ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Trong đó, phương pháp HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà
-
HỆ QUẢ CỦA BỆNH KẾ PHÁT TỪ CIRCOVIRUS TRÊN VỊT VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT
Với vị thế là nước có đàn thủy cầm (chủ yếu là vịt) đứng thứ 2 thế giới, ngành chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhiều giống vịt siêu trứng, siệu thịt được nhập vào nước ta, quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, đi kèm với đó là sự bùng nổ các dịch bệnh. Trong những năm gần đây, người chăn nuôi trong cả nước phát hiện có một bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên vịt thịt với biểu hiện còi cọc, rụng lông, gẫy lông gây giảm hiệu quả chăn nuôi. Bệnh đã chược chứng minh do Circovirus trên vịt hay bệnh Circo trên vịt (Circovirus in Duck) gây nên.
-
XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KIỂM SOÁT BỆNH THIẾU MÁU DO MYCOPLASMA SUIS
Trong những năm gần đây, bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người chăn nuôi bởi những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh đến năng suất sản xuất.
-
KHÁNG SINH ĐỒ ĐỊNH LƯỢNG – CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ KIỂM SOÁT
Những năm gần đây, nền chăn nuôi nước ta chuyển mình theo hướng quy mô và hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động vào quy trình chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi mật độ cao làm gia tăng áp lực mầm bệnh, lây lan nhanh các chủng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Kháng sinh đồ định lượng được biết đến như một công cụ giúp nhà chăn nuôi sử dụng kháng sinh có kiểm soát và có hiệu quả.
-
VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Trong tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y. Do đó người làm việc trong ngành chăn nuôi thú y cần nắm được vai trò của các phương pháp này để đưa ra các quyết định phù hợp.
-
VẮC-XIN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
Từ lâu vắc-xin đã đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi thú y bởi ý nghĩa chủ động ngăn ngừa các bệnh do vi sinh vật gây ra, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi. Do đó, việc hiểu để sử dụng đúng, phát huy hết tác dụng của vắc-xin là điều cần thiết.
-
KIỂM SOÁT TỐT BỆNH MAREK – LOẠI BỎ KẺ THÙ NGUY HIỂM
Bệnh Marek được biết đến từ lâu trong ngành chăn nuôi gà bởi những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh này gây ra trên đàn gà. Khi đàn gà bắt đầu biểu hiện những triệu chứng của bệnh, thiệt hại là điều chắc chắn. Do đó nhà chăn nuôi cần kiểm soát tốt bệnh Marek – Loại bỏ kẻ thù nguy hiểm này khỏi trang trại.
-
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BẢO HỘ VẮC-XIN IB GIỮA ĐA DẠNG CÁC BIẾN CHỦNG
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là bệnh hô hấp cấp tính, có tính truyền lây cao ở gà.
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC