SỨC CÔNG PHÁ CỦA MYCOPLASMA TRONG CHĂN NUÔI VÀ CÁCH KIỂM SOÁT
Nhóm vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh trong chăn nuôi
I. Mycoplasma gây bệnh trên heo
Mycoplasma hyorhinis
M. hyorhinis hiện diện ở hầu hết các trại chăn nuôi heo và có thể không biểu hiện lâm sàng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, như stress, mật độ nuôi cao, thông thoáng kém, hoặc đồng nhiễm PRRSV, M. hyorhinis phát triển và gây viêm kết mạc, viêm phổi, viêm đa màng, viêm đa khớp ở heo.
Nghiên cứu của Trương Quang Lâm và CS (2022) ghi nhận sự đồng nhiễm M. hyorhinis với một số vi khuẩn gây viêm phổi và viêm khớp khác như: với M. hyopneumoniae tỷ lệ là 28,57%, H. parasuis là 35,71% và M. suis là 21,43%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận 100% trường hợp heo dương tính với M. hyorhinis đều có bệnh tích viêm dính màng ngoài phổi, tim phủ fibrin.
Điểm đáng lưu ý là heo con sơ sinh thường có tỷ lệ dương tính với M. hyorhinis ở mức thấp, nhưng tăng lên rất cao ở heo sau cai sữa. Nghiên cứu của Clavijo và CS ( 2017) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm M. hyorhinis thấp ở heo con theo mẹ (<10%) nhưng tăng đến >98% ở cuối thời kỳ cai sữa.
M. hyorhinis thường xuyên thay đổi kháng nguyên bề mặt, giúp vi khuẩn dễ trốn thoát được miễn dịch của vật chủ và dẫn đến tình trạng nhiễm mãn tính
Mycoplasma hyopneumoniae
Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi heo trên toàn thế giới, đây là một bệnh truyền nhiễm mãn tính. Bệnh do M. hyopneumoniae gây ho khan, khó thở và suy nhược, khiến heo mất sức, còi cọc và làm gia tăng chi phí điều trị. Ở hầu hết các quốc gia áp dụng phương pháp chăn nuôi heo hiện đại, phổi của 30%–80% số heo bị giết mổ có tổn thương phổi thuộc loại liên quan đến nhiễm trùng M. hyopneumoniae
Các đợt bùng phát lâm sàng của bệnh viêm phổi do Mycoplasma có thể làm suy yếu tốc độ tăng trưởng và chuyển đổi thức ăn.
II. Mycoplasma gây bệnh trên gia cầm
Mycoplasma synoviae
Mycoplasma synoviae là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến chăn nuôi gia cầm trên khắp thế giới, bao gồm cả gà thịt, gà đẻ trứng và gà giống.
Ở gà thịt, nhiễm M. synoviae có thể làm tăng tỷ lệ chết, chuyển hóa thức ăn và loại thải. Ở gà giống và gà thịt, gây giảm đẻ trứng và tăng chi phí điều trị, dẫn tới tổn thất kinh tế
Vi khuẩn này có thể gây ra những thay đổi ở vỏ trứng bao gồm bề mặt vỏ trứng bị thay đổi, mỏng đi và tăng độ trong mờ ở các khu vực khác nhau, dẫn đến tỷ lệ nứt và vỡ vỏ trứng cao hơn
Nhiễm trùng M. synoviae có thể lây truyền theo chiều dọc và chiều ngang. Bệnh có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.
Mycoplasma gallisepticum
Nhiễm trùng Mycoplasma gallisepticum (MG) có thể lây truyền theo chiều dọc và chiều ngang
MG gây bệnh đường hô hấp mãn tính ở gia cầm, đặc biệt là khi đàn gia cầm bị căng thẳng hoặc có các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác. Đường lây truyền có thể là qua buồng trứng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với chim, dịch tiết, khí dung, bụi và lông trong không khí.
Gà ở độ tuổi từ 2-12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác
MG có thể dẫn đến mất sản lượng đáng kể và giảm chất lượng các loại gia cầm lấy thịt, và mất sản lượng trứng.
Kiểm soát Mycoplasma trong chăn nuôi
1. Chất lượng con giống
Nguồn con giống sạch Mycoplasma là yếu tố tiên quyết để kiểm soát tốt các bệnh do tác nhân Mycoplasma, đặc biệt là ở trên gia cầm. Vật nuôi bị nhiễm sớm Mycoplasma có thể tổn tại ở thể mãn tính và bài thải mầm bệnh ra môi trường nuôi trong suốt chu kỳ sống.
2. Môi trường
Mycoplasma thường gây bệnh trên đường hô hấp của con vật, bài thải và lây lan trực tiếp mầm bệnh qua khí dung, dịch tiết mũi miệng. Do đó cần thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi, giảm số lượng mầm bệnh cũng như tạo điều kiện sống tốt hơn cho vật nuôi.
3. Mật độ độ nuôi
Bệnh do Mycoplasma nói chung thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ do miễn dịch suy giảm, quản lý đàn kém, quản lý môi trường kém, quản lý stress không tốt.
Mật độ nuôi thích hợp cho từng loài vật nuôi giúp quản lý đàn và môi trường nuôi tốt hơn, từ đó giảm stress, giảm nguy cơ dịch bệnh do Mycoplasma.
4. Thực hiện đầy đủ các quy trình vắc-xin
Trong một số trường hợp, vắc-xin Mycoplasma không thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh, tuy nhiên giúp phòng và làm giảm triệu chứng lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
5. Kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh định kỳ với Mycoplasma để nâng cao hiệu quả điều trị
Mycoplasma là nhóm tác nhân vi khuẩn, do đó có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên với tình trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay, việc tìm được loại kháng sinh nhạy và liều điều trị thực tế là yếu tố cần và đủ để điều trị hiệu quả, tối ưu chi phí sản xuất.
Để làm được kháng sinh đồ Mycoplasma, phòng nghiên cứu cần nuôi cấy được Mycoplasma. Nhưng đây vẫn luôn là bài toán khó đối với các phòng nghiên cứu trên toàn thế giới bởi:
Mycoplasma cần môi trường giàu dinh dưỡng, và thời gian nuôi cấy kéo dài tới 14 ngày. Trong khi đó, mẫu bệnh phẩm chứa Mycoplasma và vi khuẩn bội nhiễm, các vi khuẩn bội nhiễm này chỉ cần 2 ngày để phát triển, do đó lấn áp làm Mycoplasma không mọc được. Do đó cần diệt các vi khuẩn bội nhiễm này, nhóm kháng sinh β – Lactam được chọn bởi Mycoplasma kháng tự nhiên với nhóm kháng sinh trên. Tuy nhiên các vi khuẩn bội nhiễm lại kháng với nhóm kháng sinh β – Lactam.
Do thời gian nuôi cấy Mycoplasma và làm kháng sinh đồ kéo dài, kết quả kháng sinh đồ phát huy giá trị nhiều nhất trong xây dựng phương án điều trị dự phòng khi dịch nổ ra trong tương lai.
Mycoplasma là tác nhân của nhiều bệnh gây thiệt hại kinh tế và làm tăng chi phí sản xuất trong chăn nuôi. Do đó, kiểm soát các bệnh do Mycoplasma là gây ra một trong những ưu tiên hàng đầu cần được quan tâm nhằm tối đa năng suất chăn nuôi. Trong đó kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh định kỳ với Mycoplasma để nâng cao hiệu quả điều trị và xây dựng chương trình kháng sinh dự phòng là cực kỳ cần thiết.
R.E.P BIOTECH
Bài viết liên quan:
Công cụ sử dụng kháng sinh có kiểm soát
Kháng sinh đồ MIC - Công cụ sử dụng kháng sinh có kiểm soát
Việt Nam quyết liệt hành động ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh
Nguồn tài liệu:
Julia Stadler, Julia Ade, Walter Hermanns, Mathias Ritzmann, Sarah Wentzel, Katharina Hoelzle and Ludwig E. Hoelzle, 2021. Clinical, haematological and pathomorphological findings in Mycoplasma suis infected pigs. BMC Veterinary Research (2021) 17:214.
Mycoplasma ở gia cầm - Trang Sciencedirect
Viêm phổi do Mycoplasma ở heo - Trang MSD Vet Manual
Nhiễm trùng Mycoplasma synoviae ở gia cầm - Trang MSD Vet Manual
Điều tra huyết thanh lọc nhiễm Mycoplasma synoviae ở gà tại Trung Quốc từ năm 2010 đến 2015 - Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Olimpia Kursa và cộng sự, 2019. Bất thường đỉnh vỏ trứng do hai kiểu gen Mycoplasma synoviae khác nhau gây ra và đánh giá bất thường vỏ trứng bằng chụp cắt lớp quang học toàn phần.
Bệnh Mycoplasma ở gia cầm (Mycoplasma gallisepticum) - Trang WOAH
Nhiễm trùng Mycoplasma gallisepticum, Bệnh hô hấp mãn tính trên Gà - Trang The poultry site
Cách phòng bệnh CRD ở gà, bệnh hen gà - Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mycoplasma hyorhinis gây bệnh đường hô hấp trên heo - Trang Nhà chăn nuôi
-------------------------------------------
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - PHÂN TÍCH - XÉT NGHIỆM - TẦM SOÁT R.E.P
- 𝑵𝙝𝒂𝙣𝒉 𝒄𝙝𝒐́𝙣𝒈 - 𝑲𝙞̣𝒑 𝒕𝙝𝒐̛̀𝙞 - 𝙆𝒉𝙖́𝒄𝙝 𝙦𝒖𝙖𝒏 - 𝑩𝙖̉𝒐 𝒎𝙖̣̂𝒕 -
🏭 KCN Nhơn Trạch 3, đường Nguyễn Ái Quốc, TT. Hiệp Phước, Đồng Nai
📧 info@repbiotech.com
☎ 0327 615 454
Bài viết liên quan
-
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI HEO VIỆT NAM HIỆN NAY
Tháng 3 năm 2025, giá heo hơi tại Việt Nam đạt 83.000 VNĐ/kg – mức cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải thời điểm phù hợp để tái đàn ồ ạt? Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định một cách thận trọng và có cơ sở.
-
TOÀN CẢNH BỆNH DO VIRUS TEMBUSU Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
Theo thống kê của Bệnh viện Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ mẫu xét nghiệm dương tính với virus Tembusu (xác định bằng RT-PCR) trong năm 2018 lên tới 38% trên các ca được chẩn đoán lâm sàng. Virus Tembusu gây hội chứng lật ngửa giảm đẻ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam vào năm 2019.
-
VIỆT NAM QUYẾT LIỆT HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH
Số lượng các vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng ở cả người và động vật, ngay cả những thế hệ kháng sinh mới nhất. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động. Nhà nước ta chỉ thị quyết liệt hành động để ngăn chặn tình trạng này.
-
TẠI SAO PHÂN TÍCH XƠ ĐẠM LẠI QUAN TRỌNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI?
Trong tình hình dịch bệnh hoành hành và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt làm chi phí chăn nuôi bị đẩy lên cao; chất lượng thức ăn chăn nuôi đặc biệt được quan tâm. Nguồn nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo là điều kiện cần để sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều chỉ tiêu chất lượng nghiêm ngặt được đưa ra để đánh giá, trong đó có chỉ tiêu phân tích xơ đạm.
-
KIỂM NGHIỆM VI SINH TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi giúp phát hiện sớm các rủi ro gây bệnh cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Copyright © 2020 R.E.P Biotech JSC