VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM

  • 21/04/2022
  • (Chinhphu.vn) - Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

     

    Vaccine Dịch tả lợn châu Phi đạt hiệu quả cao trong kiểm nghiệm   - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến theo dõi việc vận hành của một công đoạn chế tạo vaccine tại AVAC - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

    Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đưa ra khi làm việc tại công ty TNHH một thành viên AVAC – nhà máy sản xuất vaccine thú y xây dựng theo chuẩn GMP-WHO đầu tiên tại Việt Nam, ngày 17/4.

    Hiện nay công ty có 6 dây truyền sản xuất chính: Sản xuất vacine virus trên phôi trứng; sản xuất vaccine virus trên tế bào; sản xuất vaccine LMLM vô hoạt; phối trộn và chia liều vaccine vô hoạt; chia liều đông khô vaccine nhược độc. 

    Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC thông tin, kết quả nghiên cứu vaccine DTLCP đã đạt yêu cầu về mặt khoa học. Tuy nhiên AVAC cũng chủ động đề xuất cơ quan quản lý cho sử dụng vaccine phòng DTLCP diện hẹp (thực hiện trên 4 trang trại có quy mô từ 300 đến 20 nghìn con lợn thịt) từ ngày 3/4 vừa qua. Đây cũng là một bước quan trọng để khẳng định chất lượng của vaccine trước khi đưa ra lưu hành rộng rãi.

    Vaccine Dịch tả lợn châu Phi đạt hiệu quả cao trong kiểm nghiệm   - Ảnh 2.

    Từ trái qua: Ông Nguyễn Văn Điệp (Tổng giám đốc AVAC), Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

    Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhìn nhận, việc nghiên cứu vaccine này rất phức tạp nhưng đã đạt được những kết quả rất khả quan với sự đồng lòng của doanh nghiệp, các nhà khoa học và cơ quan quản lý. 

    "Ngay khi có thông tin về những nghiên cứu khả quan ban đầu tại Mỹ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã yêu cầu chúng tôi làm việc để có thể kết nối được với những nhà khoa học của Mỹ. Với sự cầu thị và đồng lòng từ phía Việt Nam, chúng ta đã được tiếp cận sớm với các công nghệ của phía bạn. 

    Đây là nền tảng rất chắc chắn và hiệu quả để các nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam tập trung nghiên cứu vaccine DTLCP trong thời gian qua", ông Long cho biết.

    Vaccine Dịch tả lợn châu Phi đạt hiệu quả cao trong kiểm nghiệm   - Ảnh 3.

    AVAC là nhà máy sản xuất vacine thú y xây dựng theo chuẩn GMP-WHO đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến đánh giá cao các hoạt động của AVAC. Thứ trưởng cũng đề nghị có những báo cáo chi tiết các vấn đề như tiêu chí đánh giá để thấy được sự bền vững trong nghiên cứu. Cùng với đó, quy trình sản xuất, kiểm nghiệm khảo nghiệm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải chặt chẽ, nghiên cứu…

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, việc công bố vaccine sẽ sớm được hoàn tất trong Quý II năm nay và kịp thời đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi.

    Hiện nay có 3 công ty đang nghiên cứu vaccine DTLCP gồm Công ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương (Navetco), Công ty TNHH một thành viên AVAC và Tập đoàn Dabaco đang trong quá trình thử nghiệm và kiểm nghiệm. 

    Đây là nỗ lực của ngành thú y trong việc phối hợp với các doanh nghiệp và các nhà khoa học hình thành 1 hệ sinh thái để nghiên cứu sản xuất vaccine của Việt Nam không những đáp ứng phòng chống dịch bệnh trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu vaccine.

    Đỗ Hương

    Bài viết liên quan

    • ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
      ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

      CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TẶNG 10% GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHI MUA HÀNG GIÁ TRỊ 10 TRIỆU

    • PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT
      PHÒNG BỆNH NEWCASTLE HIỆU QUẢ - LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM CÚT

      Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cút thịt, trứng cút tăng cao thu hút nhiều bà con nông dân tham gia sản xuất. Cút có thời gian nuôi ngắn, tốn ít vốn đầu tư hơn các loài khác, sau giai đoạn cho trứng có thể bán cút thịt. Bởi lẽ đó mà nuôi cút ngày càng được bà con quan tâm đầu tư, tuy nhiên cần có chương trình chăm sóc và phòng bệnh hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế tốt. Một trong những bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế trên cút là Newcastle

    • AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y
      AVS 2023 – NƠI HỘI TỤ TINH HOA CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

      Sau bao ngày mong chờ, sáng 06/10 lễ khai mạc Hội nghị khoa học Chăn nuôi thú y toàn quốc – AVS 2023 đã chính thức diễn ra trong không khí hết sức long trọng và náo nhiệt với sự tham gia của hàng trăm khách mời từ khắp nơi quy tụ về Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    • ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)
      ỨNG DỤNG PHẢN ỨNG NGĂN TRỞ NGƯNG KẾT HỒNG CẦU (HI)

      Phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.

    • Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
      Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022

      Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022

    • 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF
      𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 – THUỐC SÁT TRÙNG ĐA NĂNG – ĐÁNH TAN VIRUS ASF

      Được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc – 𝗙𝗖𝗔 𝗩𝗜𝗖𝗢𝗡𝗧𝗥𝗢𝗟 của Kilco do R.E.P Biotech phân phối độc quyền là thuốc sát trùng phổ rộng có khả năng tiêu diệt virus ASF. Giúp hạn chế và ngăn ngừa virus ASF gây bệnh trên đàn heo.

    • CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

      CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC LÀ CHĂN NUÔI BỀN VỮNG

    • THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      THÁNG 10 - HỨA HẸN KỲ HỘI NGHỊ CHĂN NUÔI THÚ Y 2023 ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị Chăn nuôi Thú y Toàn quốc 2023 (AVS 2023) sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây.

    • TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.
      TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022: GIẢM MẠNH SO VỚI CÙNG KỲ.

      Theo Cục Thú y, về dịch Cúm gia cầm (CGC), cả nước xảy ra 22 ổ dịch CGC (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58.480 con.

    • HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
      HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC ĐÃ TRỞ LẠI TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

      Hội nghị khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc là sự kiện luôn được mong đợi từ các các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà chăn nuôi, các hiệp hội, các doanh nghiệp, trang trại thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Năm 2023 Hội nghị với chủ đề “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” sẽ là điểm đến đa giá trị đối với nền chăn nuôi trong thời kỳ hiện đại.

    • PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI
      PROBIOTIC TIỀM NĂNG THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NÂNG CAO CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI

      Kể từ ngày 1/1/2026, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn với mục đích phòng bệnh vi khuẩn do đó kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra

    • VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM
      VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KIỂM NGHIỆM

      Hiện nay có 3 công ty đang độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine DTLCP đã cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.